CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH. A

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH. A
1/ (Cv 8,5-8.14-17)    2/ (1Pr 3,15-18 3/ (Ga 14,15-21)

“CHÚA THÁNH THẦN: ĐẤNG BẢO TRỢ - AN ỦI GIÚP TA GIỮ LUẬT ĐỂ YÊU MẾN CHÚA”

I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
            Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm vũng lệch cũng kê cho bằng”. Thật vậy, khi đã yêu nhau thì chẳng những không chấp nhất lỗi của nhau mà còn rộng lượng thứ tha, không ngoảnh mặt làm ngơ mà còn cố gắng thực hiện yêu cầu của người mình yêu. Câu ca dao trên cũng diễn tả rất chính xác về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người chúng ta ! Không chỉ một trăm vũng lệch, mà cả
ngàn vạn, triệu, tỷ vũng lệch của chúng ta, Thiên Chúa cũng vẫn kê cho bằng. Người vẫn tha thứ và còn sai Con Một là Đức Giêsu Kitô đến để cứu chuộc chúng ta. Người vẫn chờ mong chúng ta từng giây từng phút, biết quay trở về với Người để được yêu thương tha thứ. Chúa Giêsu khi đến làm người trong trần gian là để thực hiện tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta. Ngài cũng đã dạy chúng ta hãy biết yêu thương nhau như Chúa yêu chúng ta, yêu cả kẻ thù địch bằng tình yêu tha thứ, để “kê lại cho bằng những vũng lệch” của nhau. Ngài mời còn gọi chúng ta yêu mến Ngài, khi chúng ta sống luật yêu thương “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy”(Ga 14,15). Giữ điều răn của Chúa và yêu mến Chúa là một ! Ngài còn xin Chúa Cha ban Thánh Thần là Đấng bàu chữa đến để giúp chúng ta thực hiện luật yêu thương.
II. Nhận định:
            Những lời chí tình, chí thiết của Chúa Giêsu, vừa là lời an ủi vừa là lời mời gọi. Chính là lời hứa và Mạc Khải cho các Tông đồ và tất cả chúng ta về Tình yêu của Ngài và của Chúa Cha dành cho các Tông đồ và cho chúng ta. Chúa Giêsu đã khuyên mọi người chúng ta hãy ân cần tuân giữ luật của Ngài đã ban (luật Yêu Thương).
1. Tìm hiểu mạch văn: Trong chương 14 tiếp nối của chương 13: Những lời cáo từ của Chúa Giêsu sau khi tiên báo cuộc khổ nạn Người sắp phải chịu, cùng sự phản bội và chối Thầy của Môn đệ. Chúa Giêsu trấn an – Các thành phần của bản văn đều quy hướng về ý tưởng: “Hãy Tin vào Chúa Giêsu và Tin vào Thiên Chúa”.
2. Phân đoạn: Có thể chia bài Tin Mừng thành 3 phần:
+ (câu 15): Mối liên hệ giữa Tình yêu và Lệnh truyền.
+ (câu 16-17): Lời hứa ban Thần Khí (Chúa Thánh Thần).
+ (câu 18-21): Chúa Giêsu đến với các Tông đồ, Ngài tỏ Mình cho các Tông đồ.
4. Chú thích:
* “Nếu anh em yêu mến Thầy …” (câu 15): Kiểu nói dịu dàng, chân tình, thân ái khác hẳn với kiểu nói nặng tính lề luật của Mt 7,21t. Yêu mến Chúa với ý thức tự do, sáng suốt, can đảm thực thi Thánh ý Chúa trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình huống nào và bất cứ nơi đâu (Ga 4,23)
* “Đấng Bào chữa”: So với Ga 20,22 thì chắc hẳn Chúa Giêsu có ý nói Ngài sẽ cử Chúa Thánh Thần đến với các Tông đồ, với Giáo Hội và tất cả chúng ta.
* “Thế gian”: Trong Tin Mừng Gioan, từ “thế gian” thường đồng nghĩa với “thế lực tà thần, tội lỗi”. Do đó mà thế gian sẽ chẳng thấy, chẳng hiểu, chẳng biết và không đón nhận Chúa Giêsu.
* “Anh em sẽ được thấy Thầy …” (câu 19): Sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh thì không còn hình hài như trước nữa, do đó mà thế gia sẽ không còn thấy được Ngài nữa. Trong khi các Tông đồ và những ai tin Ngài thì nhờ có Đức tin mà vẫn được thấy Ngài. Ngài ở trong chính người ấy và người ấy cũng được ở trong Ngài (Rm 14,7t; 2Cr 5,15; Rm 6,11).
* “Ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầy yêu mến”: Đây là Mạc Khải của Chúa Giêsu về tình yêu của Chúa Cha. Mạc Khải này cũng hé mở cho chúng ta về tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa thật thâm sâu, mật thiết trên mọi bình diện (Ga 4,34; 6,38; 17,1t …).
3. Tìm hiểu ý tưởng: Tình yêu và Lệnh truyền.
a. Thánh (St) Gioan đã nói đến mối liên hệ mạt thiết giữa Tình yêu và Lệnh truyền ở các câu 15 và cau 21.
b. Tình yêu và Lệnh truyền liên hệ với nhau như thế nào ?
* Giữ Lệnh truyền không phải là hậu quả mà là bản chất của Tình yêu đối với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không bao giờ muốn và cho phép Tình yêu thoái hóa thành tình cảm suông hay một thứ xúc động thuần túy, nhưng Tình yêu phải chuyển đến bằng hành động. Tình yêu được biểu lộ trong sự tuân phục, vâng nghe, thi hành Thánh ý Thiên Chúa. Điều này cũng đúng cho Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha (Ga 15,10).
c. Lệnh truyền hệ tại điều gì ?
“Yêu thương nhau như Thầy yêu thương chúng con”. Yêu như Chúa yêu, đó là Lệnh truyền (Ga 13,34; 15,12-17; 1Ga 4,21). Lệnh truyền hệ tại ở lòng tin vào Chúa Giêsu là Đấng đã được Chúa Cha sai đến (Ga 16,27). Đó không phải hai Lệnh truyền tách rời nhau: Tình yêu huynh đệ dựa trên lòng tin vào Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến để Mạc Khải và thực hiện Tình yêu cứu độ của Chúa Cha cho hết mọi người. Nên trong 1Ga 3,23: Đức tin và tình yêu huynh đệ được liên kết với nhau dưới một danh xưng Lệnh truyền. Thế nên, chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta, chết vì yêu ! Có nghĩa là theo gương Người, yêu như Người và còn hơn thế nữa, do bởi tình yêu của Người, mà chúng ta mới có thể yêu thương nhau.
4. Thần Khí là Chúa Thánh Thần.
            a. Thần Khí có những nhiệm vụ nào ?
            * Mạc Khải: Dạy dỗ các Môn đệ hiểu những Lời Chúa Giêsu đã nói. Trong bốn đoạn khác nhau, Chúa Giêsu đã chỉ cho biết nhiệm vụ của Thần Khí. Đối với các Môn đồ, Chúa Giêsu đào sâu đức tin của họ bằng cách làm cho họ hiểu từ bên trong cuộc đời và sứ điệp của Chúa Giêsu (Ga 14,26; 16,12-15).
            *Làm chứng: Ngài sẽ cũng cố các Môn đệ vững vàng trước các đợt tấn công của thế gian và thúc đẩy họ làm chứng những gì đã biết (Ga 15,26-27). Ngài sẽ làm cho thế gian bất công đã từ khước Đức Giêsu Kitô phải bẻ mặt (Ga 16,7-11). Chính trong viễn tượng này mà Thần Khí do Chúa Giêsu hứa ban là Thần Khí Sự thật (câu 17). Ngài sẽ đêm Mạc Khải của Chúa Giêsu vào trong các tâm hồn, sẽ ban trí thông hiểu sâu sắc hơn về mầu nhiệm Đức Giêsu, về đời sống, cử chỉ, lời nói; như thế, Thần Khí sẽ soi sáng cho các Kitô hữu biết cách dương đầu với các thế lực của thế gian trong các hoàn cảnh mới.
            * Đấng Bầu chữa: Ngài cũng là Đấng Bầu chữa (câu 16) vì Ngài sẽ nâng đỡ các kẻ tin, tiếp tục công việc của Chúa Giêsu, Đấng khi còn sống ở thế gia dã phù trợ những kẻ thuộc về Ngài (17,12). Tước hiệu “Bầu chữa” này không thấy xuất hiện chỗ nào trong Tân Ước, chỉ có ở Ga 14,16; 15,26; 16,7; 1Ga 2,1. Trong  Ga 2,1 Chúa Giêsu cũng là Đấng Bầu chữa, có nghĩa là Người biện hộ cho tội nhân bên cạnh Chúa Cha, và trong bản văn chúng ta đang nghiên cứu đây, Thần Khí được gọi là :Đấng Bầu chữa khác” thay thế Đức Giêsu Kitô. Thành thử ý nghĩa của từ ngữ nguyên thủy vẫn được duy trì, nhưng người ta chú trọng đến vai trò hơn là đến Ngôi vị: Kẻ Bầu chữa là người giúp đỡ, chuyển cầu để biện hộ hay là chứng nhân gỡ tội trước tòa án. Để đứng vững trước những biến cố đau thương, các Môn đệ cần có một sự nâng đỡ, an ủi, một người hướng dẫn, một vị Bảo trợ, cho đến bây giờ, Chúa Giêsu đã phù trợ họ, duy trì họ hiệp nhất với nhau và gìn giữ họ cho Chúa Cha (17,12). Nhưng bây gời Chủ chăn ra đi, nên họ cần có một Vị Trợ giúp khác. Vì thế, Chúa Cha đã sai Chúa Thánh Thần đến nhân danh Đức Giêsu qua trung gian các Môn đệ.
            b. Làm thế nào để lãnh nhận Chúa Thánh Thần ?
            * Cầu nguyện: Như các Tông đò vào ngày lễ Ngũ tuần đã họp nhau cầu nguyện và sau đó họ được nhận lãnh dồi dào nguồn ơn Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ. Cầu nguyện là giúp chúng ta nhận biết sự hiện diện và sức tác động của Chúa Thánh Thần nơi ta cũng như nơi gười khác và nơi thế giới. Phải cầu nguyện (Lc 11,9-13): “Hãy xin … Người sẽ ban Thánh Thần”.
            * Chúng ta ước ao được lamhx nhận ơn Chúa Thánh Thần: Qua Bí Tích Rửa Tội, và nhất là Bí Tích Thêm sức, chúng ta đã lãnh nhận nguồn ơn của Thánh Thần để trở nên con cái Thiên Chúa và trở thành chứng nhân can đảm trong sứ vụ truyền giáo.
III. Áp dụng theo Tin Mừng:
            Thần Khí Chúa chính là chúa thánh thần mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho các Tông đò và cho chúng ta, đang hoạt đọng trong Giáo Hội, trong thế giới hôm nay. Người chính là Đấng Bầu chữa, che chở, soi sáng hướng dẫn, giúp đỡ mỗi Kitô hữu chúng ta.Người là niềm an ủi cho những ai sầu buồn, đau khổ. Người còn là trợ thủ đắc lực giúp chúng ta giữ điều răn Chúa Giêsu để thể hiện lòng yêu mến. Giáo Hội có một truyền thống rất sâu sắc, là bất cứ trong một công việc gì, trong hoàn cảnh nào, bất cứ ở đâu, đều cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp: “Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thuong thăm viếng hồn con…”. Chúng ta hãy tin tưởng và siêng năng cầu xin với Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta biết yêu mến Chúa Giêsu bằng việc tuân giữ các điều răn của Chúa. Vì Người sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta rất đắc lực bằng những tiếng kêu khôn tả !
- - - - - - - - - -  oOo - - - - - - - - - -