CHÚA NHẬT V PHỤC SINH.
A
1/ (Cv
6,1-7) 2/
(1Pr 2,4-9) 3/ (Ga 14,1-12)
“CHÚA GIÊSU LÀ ĐƯỜNG-LÀ
SỰ THẬT-LÀ SỰ SỐNG”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Có
một điều quá hiển nhiên trong thế giới loài người, khi con người sống cùng một
thời đại, trong cùng một quốc gia, trong cùng một tập thể, trong cùng một mái ấm
gia đình, cũng vẫn có nhiều điểm khác biệt nhau về nhiều mặt, từ tính tình, sở
thích đến quan niệm … Còn về niềm khát vọng, ước mong vẫn là chân lý, bình an …
Thế nhưng, khát vọng vẫn là khát vọng, ước mong vẫn là ước mong, mà con người vẫn
cứ khốn khổ đau thương! Tại sao lại có chuyện ngược đời như thế ? Phải chăng
con người đang lầm đường lạc lối khi đi tìm chân lý hạnh phúc!
Tuy là Thiên Chúa, nhưng trong kiếp
sống làm người, Chúa Giêsu cảm nhận và hiểu rõ lý do của phận người, Ngài muốn
giúp mỗi người đang trên tiến trình đi tìm chân lý hạnh phúc thỏa mãn được ước
nguyện của mình. Nên Ngài đã giới thiệu: “Chính Thầy là Đường, là Sự thật và là
Sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
II. Nhận định:
Trước
những lo buồn xao xuyến của các Tông đồ khi biết cảnh chia ly giữa Thầy và trò
sắp xảy đến với họ. Chúa Giêsu vừa giải thích vừa chỉ dạy cho các ông rõ về mối
liên hệ sâu xa và bất diệt giữa Ngài với Chúa Cha và giữa họ với Ngài. Đây thật
là niềm vui hạnh phúc lớn lao !
1. Tìm hiểu mạch văn: Trong chương 14 tiếp nối của chương 13: Những lời cáo từ của Chúa Giêsu
sau khi tiên báo cuộc khổ nạn Người sắp phải chịu, cùng sự phản bội và chối Thầy
của Môn đệ. Chúa Giêsu trấn an – Các thành phần của bản văn đều quy hướng về ý
tưởng: “Hãy Tin vào Chúa Giêsu và Tin vào Thiên Chúa”.
2. Ý niệm về “Tin”:
a. “Tin rằng” hay “Tin
ở” Chúa Giêsu có nghĩa là gì ?
* “Tin rằng” là nhận điều Chúa Giêsu nói là sự
thật (Credere quia)
* “Tin ở” là cậy dựa, nương tựa vào ở nơi Chúa
Giêsu (Credere in)
Vậy
Tin là vừa sống nhờ vào Lời Chúa vừa cậy dự vào ơn Chúa trọn cả cuộc sống, để từ
bỏ chính mình, để bước theo Chúa. Để xác tín niềm tin, phó thác trọn vẹn vào
Chúa bằng sự cố gắng hầu vượt qua gian khó, buồn đau.
b. “Tin” ở câu 1 và
câu 12 có khác với “Tin” ở câu 10 và câu 11 không ?
* “Tin” ở câu 1 và câu 12 có nghĩa là Cậy dựa
vào, nương tựa ở Chúa. Còn ở câu 10 và câu 11 có ý nghĩa là nhận rằng, tin rằng
Chúa Giêsu bởi Chúa Cha mà đến, với Chúa Cha, Chúa Giêsu thục hiện ý định của
Chúa Cha, cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu ban ơn cho những kẻ “Tin” vào Ngài.
c. “Tin rằng” là để có
thể “Tin ở”: Đó là
chủ đích của đoạn Tin Mừng. Đây là lời mời gọi mỗi người chúng ta: Hãy Tin vào
Chúa Giêsu. Phải có cảm nghiệm thực sự bằng chính cuộc sống, chứ không phải bằng
tưởng tượng, bằng lời nói suông.
3. Phân đoạn:
Có thể chia bài Tin Mừng thành 3 phần:
+ (câu 1-4): Chúa Giêsu trấn an các Tông đồ.
Ngài hứa sẽ đưa chúng ta vào nhà Chúa Cha. Vì nhà Chúa Cha có nhiều chơ ở.
+ (câu 5-7): Chúa Giêsu giới thiệu: “Ngài là Đường,
là Sự thật, là Sự sống”. Qua Ngài mới đến được vinh quang của Chúa Cha.
+ (câu 8-12): Chúa Giêsu giới thiệu: Ngài với
Chúa Cha là Một. Thấy Ngài là thấy Chúa Cha (c 9-11). Hãy tin vào Ngài.
4. Chú thích:
* Bài Tin Mừng này là một trong ba
bài giảng sau Bữa tiệc ly, được Thánh Gioan trình bày kế tiếp nhau. Trước nỗi sầu
lo của các Tông đò khi biết Chúa Giêsu sắp ra đi … Ngài liền trấn an họ bằng những
xác quyết rằng Ngài sẽ hội ngộ với họ bên Chúa Cha và hơn nữa Ngài vẫn hiện diện
bằng quyền năng của Ngài (Ga 14,18-20).
* “Anh em đừng xao xuyến”: Sau khi
Chúa Giêsu nói cho các Tông đồ biết có một người trong số các ông phản bội
(13,21) thì liền gây hoang mang lo sợ nơi các ông. Chúa Giêsu đã trấn an họ vì
Người hiểu rõ tất cả.
* “Thầy là Đường”: Chúa Giêsu dùng
hình ảnh bình thường và mặc cho ý nghĩa biểu tượng: “Ngài cùng với giáo huấn của
Ngài” chính là con đường dẫn tới cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu trong vuông quốc
của Chúa Cha.
* “Thầy là sự thật”: Tình yêu chân
thật trọn vẹn thì cũng chính là Sự thật. sự thật trên hết mọi sự thật chính là
tình yêu của Đức Giêsu Kitoo. Tình yêu vô biên cao cả chết vì yêu, Chúa Giêsu
đã thực hiện tình yêu đích thực, là sự thật mà con người phải khiên tốn cung
kính, tôn thờ, cảm tạ và yêu mến hết lòng.
* “Và Sự sống”: Đây là sự sống vĩnh
cửu và hạnh phúc trọn vẹn nơi Thiên Chúa. Khác với sự sống hữu hạn bất toàn của
con người tại dương thế (Ga17,2-3).
* “Còn làm được nhiều việc lớn lao
hơn nữa”: Sách Công Vụ Tông Đồ đã cho thấy các Tông đồ của Chúa Giêsu đã làm được
nhiều dấu lạ phi thường trong công cuộc rao giảng. Nhưng tất cả đều là do quyền
năng của Chúa Thánh Thần, mà Chúa Giêsu thông ban cho các ông.
5. Để mời gọi các Tông đồ và tất cả chúng ta “Tin” ở mình, Chúa Giêsu đã
làm gì ?
Trong cuộc sống khi ta bất lực và tất
cả mọi người khác bất lực, nhất là trong vấn đề sinh tử (sự sống đời đời), lúc
đó chúng ta mới nghiệm được rằng chỉ một mình Chúa Giêsu mới cứu được chúng ta
mà thôi. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không ai đến với Cha mà không qua Thầy”.
Như thế, Chúa Giêsu là trung gian, là cầu nối cho những ai muốn có Sự sống với
Thiên Chúa Cha. Yếu tố là phải có niềm tin. Chúa Giêsu đã mời gọi: “Hãy Tin vào
Thiên Chúa và Tin vào Thầy”.
6. Vấn nạn Kitô học:
Muốn biết Chúa Cha, tin vào Chúa
Cha, đến với Chúa Cha thì phải làm gì ?
* Chúa
Giêsu là trung tâm điểm đã xuất phát từ những nhu cầu lớn lao của các Môn đệ là
Tin: “Tin ở Cha”. Muốn đến với Cha, muốn thấy Cha thì Chúa Giêsu cho biết Ngài
chính là Đường độc nhất dẫn đến Cha: “Thầy là Đường, là Sự thật, là Sự sống,
không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (câu 6).
* Các Môn đệ thấy muốn Chúa Cha, Chúa Giêsu cho
các ông biết: “Ai thấy Thầy là thấy Cha”. Vì Tình yêu duy nhất, Ngài ở trong
Cha và Cha ở trong Ngài. Các Lời Ngài nói không phải tự Ngài nói ra, mà chính
Cha ở trong Ngài nói ra. Khi chúng ta đọc đến đây chắc phải nhớ lại đoạn (Ga
1,18): “Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, Con Một ở nơi cung lòng Cha, chính
Ngài đã thông trri”. Cho nên, muốn biết Chúa Cha cũng không có con đường nào
khác ngoài Chúa Giêsu.
* Cuối cùng Tin ở Chúa Giêsu sẽ làm được những
việc Chúa Giêsu đã làm và còn làm được những việc lớn lao hơn nữa (câu 12-14).
Tin vào Chúa Giêsu là để Ngài hành động qua ta, chứ không phải do lòng đạo đức
của ta: “Lạy Chúa xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa”. Như vậy, nếu ta
chưa làm được những việc lớn lao là vì ta chưa tin vào Chúa Giêsu hoặc chưa để
cho Ngài làm trong ta. Khi ta tin ở Chúa Giêsu, ta muốn làm điều Ngài dạy và
Ngài muốn, lúc đó Thiên Chúa sẽ tự do hành động nơi ta và qua ta, những người
chung quanh ta cũng nhờ đó mà “Tin” vào Chúa Giêsu.
III. Áp dụng theo Tin
Mừng:
Chúa
Giêsu đã giới thiệu cho chúng ta chính Ngài là con Đường, là Sự thật và là sự Sống.
Vì chỉ có Ngài mới có thể dẫn đưa chúng ta vào cõi sống muôn đời. Đó chính là
niềm hạnh phúc vô biên của Sự sống muôn đời. “Không ai đến được với Cha mà
không qua Thầy”: Lời khẳng định của Chúa Giêsu vừa là khích lệ, vừa an ủi và mời
gọi chúng ta sống liên kết với Ngài qua các Bí Tích, nhất là qua Thánh Lễ mỗi
ngày để được bổ sức mà tiến vào cõi phúc muôn đời với Thiên Chúa Cha. Vì chính
Ngài là con Đường dẫn chúng ta đến với Cha, trong chân lý sự thật của Sự sống đời
đời. Khi chúng ta sống sự thật là chúng ta đang đi trên con đường của Đức Kitô,
khi chúng ta chấp nhận Thánh giá trong cuộc đời là chúng ta đang sống sự thật,
vì đó là chân lý của lẽ sống: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác Thập giá
mình mà theo”. Chính vì thế, lời động viên và mời gọi của Chúa Giêsu: “Hãy tin
vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” là yếu tố và động lực cho niềm tin của cuộc sống
mỗi Kitô hữu. Hãy “cải ta quy chánh” để thống nhất lại đời sống: “Lời nói phải
đi đôi với việc làm, hành động phải thể hiện với niềm tin, vì “Đức Tin không việc
làm là Đức Tin chết”. Tin vào Đức Giêsu Kitô là con Đường, là Sự thật và là Sự
sống, để rập khuôn như Ngài: Sống như Ngài là sống nên thánh. Nói như Ngài, nói
lời chân lý, lời yêu thương, lời ban ơn cứu độ. Làm như Ngài, làm việc lành
phúc đức. Để mỗi người chúng ta trở nên nhân chứng của kẻ Tin-Cậy-Mến, nhân chứng
của tình yêu và cũng trở nên con đường dẫn anh chị em mình tới Sự thật và Sự sống
với Thiên Chúa Cha. Hãy sống niềm Tin
vào Thiên Chúa và Tin vào Chúa Giêsu”.
- - - - - - - - - - oOo - - - - - - - - - -