CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT . A

CHÚA NHẬT LỄ  THÁNH GIA THẤT . A
1/ (Hc 3,3-7.14-17a)    2/ (Cl 3,12-21)  3/ (Mt 2,13-15.19-23)
GIA ĐÌNH LÀ NỀN TẢNG CỦA GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Mỗi chúng ta đang có và ở trong một khung cảnh đầm ấm: đó là gia đình. Thật vậy, ngoài gia đình, làm sao tìm được những mối liên hệ và tình cảm thắm thiết, chan chứa hy vọng và tràn đầy yêu thương bằng sự hy sinh như tình: Phụ tử, Mẫu Tử, Phu thê, huynh đệ . . . nơi mái ấm gia đình! Tình cha, tình mẹ luôn được ví von như biển Thái Bình, như núi Thái Sơn. . . Có ai lại quên được bao kỷ niệm thân thương được kết dệt bằng tình cha, nghĩa mẹ, tình anh chị em máu
mủ ruột thịt cùng chung huyết thống với bao tháng năm chung sống dưới một mái ấm gia đình. Lời sách Huấn Ca như bài quảng diễn của giới răn thứ Tư: Thảo kính cha mẹ. Và trong thư gởi tín hữu Côlôsê Thánh Phaolô lại đề cập đến một yếu tố căn bản khả dĩ để duy trì nền tảng của tình yêu thương: Sự tha thứ bằng chính tình yêu => Vì cùng sống chung trong một gia đình, mà tất cả đều cùng là con cái Thiên Chúa, nên phải biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ biết bao xúc phạm của chúng ta đối với Ngài là Cha của chúng ta. Để sống được điều căn bản ấy, chúng ta hãy cùng hướng về bài Tin Mừng, muốn giới thiệu cho chúng ta một gia đình gương mẫu, đó là gia đình của Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Cả Giuse.
II. Phân tích:
1. Chủ đích: *Đoạn Tin Mừng này muốn nói với chúng ta điều gì ?
            a. Các ý tưởng được lặp lại trong bản văn:
* Biến cố xảy ra để nên trọn điều Thiên Chúa đã phán qua miệng Ngôn Sứ (c15.17.23).
* Thiên Chúa sai đưa Con Trẻ trốn sang Ai Cập rồi từ Ai Cập trở về Palestine, sinh sống tại gia đình Nazareth (c13-15.20-23).
b. Dựa vào những điều lặp lại trên đây, cùng những điều Cựu Ước nói về Môisen và về cuộc Xuất hành, chúng ta có thể xác định rằng chủ đích của Matthêu là ám chỉ đến một cuộc Xuất hành mới (trở về Ai Cập) và Môisen mới là Hài Nhi Giêsu.
=> Pharaon giết các trẻ nam Do Thái => Môisen thoát chết.
=> Hêrôđê giết các trẻ nam Bêlem => Hài Nhi Giêsu thoát chết.
2. Phân đoạn:
+ (c13-15): Trốn sang Ai Cập => (Xh 1,1-7)
+ (c16-18): Hêrôđê trừ diệt các trẻ ở Bêlem => (Xh 1, 15-22; 2,1-10).
+ (c19-23): Con Trẻ được đưa từ Ai Cập trở về Nazareth => (Xh 13,17-22).
3. Chú thích: 
            * Khi các nhà Chiêm tinh đã ra về (c13): Xưa quen gọi là Ba Vua, hay ba nhà Đạo sĩ  là những nhà Hiền triết chuyên nghiên cứu về khoa chiêm tinh vũ trụ. Là những người ngoại có tinh thần và khao khát chân lý. Theo gốc từ không xác đinh là “ba” mà chỉ ở số nhiều, có thể là 3 hay nhiều hơn, hay là một đoàn người tùy tùng của các nhà chiêm tinh cùng nhau đi tìm điềm báo mà họ đã biết được khi nghiên cứu về các vì sao. Khi nhìn thấy ngôi sao lạ xuất hiện, họ đoán biết có “vị Vua” mới ra đời. Đây là một khoa rất thịnh hành của thời thượng cổ, nhất là ở phương Đông, thời Tam Quốc ở Trung Hoa.
            * “Ta gọi Con Ta ra khỏi Ai Cập”: Trích lời Ngôn Sứ Osê 11,1. Gợi nhớ biến cố xuất hành của dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập. Ở đây, Thánh Matthêu trình bày Chúa Giêsu được Thánh Giuse đưa về Nazareth từ đất Ai Cập và chính Chúa Giêsu như là biểu tượng cho Israel mới (là Giáo Hội).
            * Lời Ngôn Sứ Giêrêmia (31,15): Vì bà Raken là tổ phụ của ba chi tộc Epraim, Mânxê và Benjamin đã bị người Atsyri tàn sát tại Rama khi bắt họ lưu đày tới đây.
            * Hêrôđê băng hà: Chết vào khoảng năm 4 sau Chúa Giáng Sinh.
            * Đất Israel: Israel cũng là tên gọi của Tổ phụ Gia-cop. Ông sinh ra được 12 người con trai, sau này thở thành 12 chi tộc dân Do Thái. Nên tên ông được vinh dự đặt cho nước Do Thái, ngày nay gọi là nước Israel.
            * Akhêlao: Con của Hêrôđê Cả. Được đặt làm Vua xứ Giu-đê năm 4 trước Chúa Giáng Sinh. Bất tài mà cũng nổi tiếng tàn bạo độc ác. Bị Roma truất phế và bắt đi lưu đà tại Vienne.
            * Nazareth: là một làng nhỏ ở phía Tây nam biển hồ Tiberiad, miền Galilêa. Nơi Thánh Gia Thất sinh sống sau khi từ Ai Cập trở về.
* Người Nazareth: Do từ Hy Lạp: Najoraios, ngụ ý nói về gốc tich Đức Kitô. Lời Ngôn Sứ Isaia 11,1 có thể đã được Matthêu mượn, ý là để nói về đức Kitô như là “Chồi” do từ “Nécer” trong Isaia. Hoặc từ “Nacar” là giữ lại ở Is 42,6; 49,8 thành “Nacur” là “phần sót lại”.
III. Áp dụng theo Ting Mừng:
1. Nhìn vào Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là Ngôi hai. Ngài đã vâng lời Thiên Chúa Cha, xuống thế mang thân phận của kiếp người, sống trong một mái ấm gia đình với Đức Mẹ Maria và Thánh cả Giuse. Chắc chắn Ngài cũng vẫn luôn sống đức vâng lời với cha mẹ ở trần gian. Để luôn được đón nhận ân sũng Thiên Chúa mà sống đẹp lòng mọi người bằng sự chết trên Thập Giá để cứu độ mọi người. Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta cũng xin cho được ơn sống đúc vâng lời như Chúa vậy.
2. Nhìn vào Đức Maria: Nếu không có đức vâng lời Thiên Chúa trong niềm tin, thì Đức Mẹ cũng không thể nào nói được lời “Xin Vâng” để đem Chúa Giêsu đến cứu độ nhân loại và cũng không thể chu toàn được trách nhiệm bổn phận của một người vợ, người mẹ trong mái ấm gia đình Nazareth. Noi gương của Mẹ, chúng ta cầu xin Chúa, qua sự bầu cử của Mẹ, cho chúng ta cũng biết bắt chước Mẹ, bằng cả niềm tin, cậy, mến và sự vâng lời Thiên Chúa để chu toàn được bổn phận trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống gia đình nhân loại.
3. Nhìn vào Thánh Giuse: Thánh Giuse nhờ có cuộc sống thánh thiện, công chính nên đã thể hiện đuọc sự “Vâng lời” Thiên Chúa một cách thành tâm bằng cả niêm tin. Nên Thánh Giuse đã biết chu toàn bổn phận trách nhiệm quan trọng và khó khăn của một người chồng và người cha, để chăm sóc, nuôi nấng, bảo vệ gia đình Nazareth nên thánh thiện. Nhờ đó, chương trình cứu độ của Thiên Chúa đã đuọc thực hiện. Noi gương Thnáh Giuse, chúng ta cầu xin Chúa, qua sự bầu cử của Thánh Giuse, cho mỗi chúng ta, nhất là cho những Gia truỏng trong mỗi gia đình, cũng biết vâng phục Thiên Chúa trong mọi sự như thánh Giuse, để thánh hóa, để dẫn dắt hướng dẫn mọi thành viên trong gia đình mình trở nên thánh thiện hầu đạt được hạnh phúc Nước Trời.
4. Chút suy tư cho cuộc sống trong bổn phận:  Nói đến gia đình, ai trong chúng ta cũng cảm nhận và hiểu một cách rất sâu sắc bởi những trách nhiệm bổn phận của từng chứ vụ mà mỗi người chúng ta đang sống để chu toàn! Vì chính Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, cũng không ngoại lệ, khi Ngài sống trong một gia đình với chức vụ làm con của Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse. Và cũng chẳng chuẩn miễn khỏi những đau khổ trong công việc lao động kiếm sống, cũng như bao lao đao thăng trầm do sự gian ác của bạo chúa Hêrôđê gây nên. Điều này càng khẳng định tính cách chân thực của kiếp làm người và sứ mệnh cứu chuộc cho toàn thể nhân loại của Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu Kitô. Chỉ một lời nói, Ngài tạo dựng cả đất trời, cũng chỉ một lời nói, Ngài khiến cả đám binh lính té nhào (Gn 18,6). Thì chuyện có một cuộc sống giàu sang, êm ả. . . không cần lao động, không cần cố gắng, hy sinh. . . nào khó chi đâu! Nhưng chính lời Ngài đã khẳng định với Philatô: “Nước Tôi không thuộc về thế gian này.” (Gn 18,36). Thế nên Ngài cũng thực sự là một lữ hành như tất cả chúng ta, Dù Ngài là Thiên Chúa quyền năng rất mực – Ngài cũng đã chấp nhận mọi tình huống của kiếp người, là để làm gương cho chúng ta. Và đại diện cho kiếp người yếu đuối, chính Đức Maria và Thánh cả Giuse đã biết chia sẽ cách sâu xa và chân thực nhất trong bổn phận làm cha, làm mẹ đối với nguòi Con là Chúa Giêsu. Vậy sợ hải, biếng nhác và vô trách nhiệm hoặc né tránh gian khổ vừa là một sai lầm vừa là một ảo tưởng. Không tận tâm tận lực không chia sễ ngọt bùi đáng cay, không góp ý xây dụng cho nhau chu toàn bổn phận trong gia đình để nên thánh, là làm cho Đức Tin trở nên vô nghĩa và Đức ái trở nên thiếu thốn là một tội các. Vì đã biến Gia Đình trở thành địa ngục!

- - - - - - - - - -  oOo - - - - - - - - - -