CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG .
A
1/ (Is 7,10-14) 2/ (Rm 1,1-7) 3/ (Mt 1,18-24)
EMMANUEL: CHÍNH LÀ ĐỨC
GIÊSU KITÔ, ĐẤNG THIÊN SAI CỨU THẾ
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Bước vào Chúa Nhật IV Mùa Vọng, là
Chúa Nhật cuối của Mùa Vọng, với chủ đích của bài Tin Mừng Matthêu (1,18-24).
Giáo Hội cho chúng ta thấy Chúa đến thật gần rồi! Không chỉ bằng lời loan báo,
mà còn cả sự việc cụ thể xảy ra. Đức Maria đã thụ thai, Thánh Giuse đã bằng
lòng đón nhận Đức Mẹ về chung sống trong một nhà, và tên Con Trẻ đã được chỉ định.
Hoàn cảnh xảy ra mà bài Tin Mừng diễn tả, ở tại thành Nazareth, quê hương và là
nơi sinh sống của Thánh Giuse và Đức Maria, trước khi Chúa Giêsu được sinh ra
khoảng 6 tháng. Sự việc quan trọng và cao cả sắp xảy ra tới nơi rồi – Thiên
Chúa Ngôi Hai đã nhập thể và sắp Giáng Sinh => Hãy mau lẹ, hãy sẵn sàng
trong chuẩn bị “Mừng đón” Ngài đến, vì thời gian đã đến rồi!
II. Phân tích:
1. Chủ đề: *
Nói về việc “truyền tin” cho Giuse và việc Đức Giêsu sinh ra (c18)
2. Chủ đích:
Matthêu đã trình bày việc Đức Giêsu Giáng Sinh như thế để làm gì ?
a.Ý tưởng nào được lập lại nhiều lần
trong bản văn ?
* Ý tưởng: Thánh Giuse vừa là Cha
Con trẻ Giêsu lại vừa là không phải Cha Con trẻ Giêsu. Vì Thiên Chúa mới là
“Cha” thực của Ngài. Muốn nhìn ra được ý tưởng lặp lại này phải thấy được những
hình thức xuất hiện khác nhau của nó. Chúng ta có thể tóm tắt các hình thức xuất
hiện của ý tưởng ấy trong bảng sau đây:
Câu KT
|
Giuse là Cha DGS
|
Giuse không phải là Cha DGS
|
Thiên Chúa mới là Cha
|
c18
|
Maria mẹ Chúa Giêsu đã đính hôn với Giuse
|
Ông, Bà chưa chung sống với nhau
|
Bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần
|
c 19
|
Giuse chồng Bà
|
Định âm thầm lìa bỏ
|
|
c 20
|
Chớ sợ láy Maria làm vợ
|
Thai nhi nơi Bà là do Chúa Thánh Thần
|
|
c 21
|
Ông phải đặt tên cho Con trẻ là Giêsu
|
Thiên Chúa ra lệnh đặt tên cho Con trẻ
|
|
c 23
|
Nữ Trinh sẽ thụ thai
|
Tên Ngài là Emmanuel
|
|
c 24
|
Ông đã rước Maria về nhà
|
||
c 25
|
Và đặt tên cho Con trẻ là Giêsu
|
Giữa Ông và Bà không có tri giao vợ chồng
|
b. Lặp lại ý tưởng đó để làm gì ? => Matthêu
muón để cho độc giả thấy rằng Con trẻ Giêsu vừa thuộc dòng dõi Đavit (về mặt
nhân loại, tính con người), vừa là Con Thiên Chúa (Thiên tính), do đó Chúa
Giêsu có hai bản tính: Thiên Chúa và loài người.
3. Phân đoạn:
+ (18-19): Khi thấy Maria là vợ mình
đã có thai mà không do mình, ông Giuse đã định tâm âm thầm bỏ vợ.
+ (20-21): Thiên Thần Chúa hiện ra
truyền cho ông phải nhận Maria làm vợ và phải đặt tên cho Con trẻ là Giêsu.
+ (22-23): Matthêu dùng Is 7,14 để
giải thích sự việc.
+ (24-25): Giuse đã làm theo như lời
Thiên Thần Chúa chỉ: Ông đã rước Maria về nhà mình, nhưng không tri giao vợ chồng
với Mảia, cho đến lúc Bà sinh con, rồi ông đặt tên cho Con trẻ là Giêsu.
4. Chú thích:
*
Đính hôn (c18): Theo tục lệ Do Thái, đính hôn có giá trị như khế ước hôn nhân,
nên từ bỏ chính là ly dị, thất trung, là ngoại tình. Từ khi đính hôn cho tới
ngày cưới, rước dâu về nhà để chung sống thời gian là một năm.
*
Người công chính (c19): Theo tinh thần Cựu Ước, “công chính” là không dám nhận
sự gì của người khác cho mình, tôn trọng công trình, kết quả của tha nhân. Ở
đây, Thánh Giuse theo gương công chính của các bậc tiền nhân như Abel đã dâng
cho Thiên Chúa tất cả những gì thuộc về Ngài, Môisen đã khiêm tốn cởi giày trước
bụi gai bốc cháy, Isaia khiếp đảm trước Thánh nhan Thiên Chúa, Elizabeth vui mừng
lạ lùng khi được thân mẫu Thiên Chúa đến viếng thăm. . . Còn Giuse cũng muốn thục
thi công bình vì chắc chắn ông hiểu rõ hơn ai hết về sự Thánh thiện của Maria,
nên cũng rất rõ việc Maria thụ thai là do ý Thiên Chúa. Với tâm hồn công chính
Giuse đã không thể tố giác vợ mình vì biết Maria vô tội. Do đó, Ngài đã có ý định
âm thầm rút lui để trả lại cho Thiên Chúa sự cao cả và thẳm sâu của Thiên Chúa,
không dám đón nhận chứ làm cha của Đấng Thiên Sai Cứu Thế. Nhưng Thiên
Chúa đã can thiệp để sự công chính của
Giuse được trọn vẹn hơn, khi biết vâng lời, chấp nhận và sẵn sàng cộng tác với
Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại.
*
Báo mộng (c20): Thiên Chúa hay dùng cách này để tỏ ý định của Ngài, chúng ta đọc
thấy trong Tin Mừng của Matthêu 2,12: với ba nhà Đạo sĩ ; Matthêu 2,13: với
Thánh Giuse bảo đưa Con Trẻ trốn sang Ai Cập . . . rồi trong Công Vụ Tông Đồ
16,9; 18,9; 23,11 . . .
*
Giuse là con cháu Đavd (c20): Thánh Giuse thuộc dòng dõi Đavid (vị vua lập quốc
và thống nhất nước Do Thái vào thế kỷ X trước Chúa Giêsu). Trước luật pháp Do
Thái, Chúa Giêsu là con ông Giuse, vì Giuse đã đính hôn với Maria.
*
Giêsu (c21): Do từ Do Thái là Yehoshua,
nghĩa là “Thiên Chúa Cứu Độ”. Khi truyền cho Giuse phải đặt tên cho Con Trẻ là
Giêsu, Thiên Chúa đã khẳng định địa vị của Thánh Giuse là Cha nuôi của Đấng Cứu
Thế.
*
Qua miệng Ngôn sứ (c22): Đây là lời của Ngôn sứ Isaia 8,8-10, sống vào thế kỷ
VII trước Chúa Giêsu Giáng Sinh; đã tiên báo nhiều về Đấng Cứu Thế.
*
“Này đây Trinh Nữ sẽ thụ thai” (23): Lời trích trong sách Isaia 7,14 đã diễn tả
người trinh nữ theo nghĩa Do Thái, là người thiếu nữ đã đến tuổi két hôn. Ở
trong Cựu Ước luôn được hiểu là thiếu nữ còn đồng trinh.
*
Emmanuel (23): Tiếng đầy đủ của NOEL, ghép bởi từ IM và ELOHIM có nghĩa là
“Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Do đó, gọi lễ Giáng Sinh là lễ Noel luôn mới đúng
và đầy đủ ý nghĩa. Vì lễ sinh nhật này rất đặc biệt, không chỉ là kỷ niệm Con
Thiên Chúa xuống trần, sinh ra làm người, mà còn là biến cố Thiên Chúa thực hiện
ý định cao cả, đã được Thiên Chúa làm một cách ẩn dấu nơi cả lịch sử Cứu Độ.
Trong Cựu Ước Thiên Chúa đi dạo với Adam, Thiên Chúa đồng hành với dân Người
trong sa mạc, nơi Thánh điện là nơi Thiên Chúa ngự ở giữa dân Ngài. . . và
trong Tân Ước => Thiên Chúa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (MT
28,20) và đã hiện diện thật sự trong Bí Tích Thánh Thê.
III. Áp dụng theo Ting
Mừng:
Mầu
nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm Người thật là thẳm sâu và cao quý.
Nhưng không phải là đã không gây sự lấn cấn khó hiểu cho nhiều người từ xưa đến
thời nay! “Vừa là Con Thiên Chúa, lại vừa là Con loài người => Vừa là Thiên
Chúa, vừa là Con người”. Để giải quyết vấn đề khó khăn ấy, sự vâng phục Lời
Thiên Chúa vẫn là chìa khóa,vừa để khám phá hầu xác tín niềm tin và cũng để sống
niềm tin ấy! Noi gương Thánh Cả Giuse, người công chính, nhờ vâng lời Thiên
Chúa, qua Sứ Thần truyền tin mà Ngài mới cảm nhận ra Mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên
Chúa làm người, để từ đó, Ngài Ngài mới chấp nhận thục hiện ý định Thiên Chúa
mà không đặt vấn đề cho cuộc sống riêng tư của gia đình mình.Vì Thiên Chúa đã
vượt qua mọi trở ngại hầu giúp con người đủ điều kiện để đón Chúa đến ở cùng, ở
với, không chỉ cho bản thân mình mà còn cho toàn thể nhân loại. Hãy tin tưởng
trong hy vọng, hãy cậy trôngtrong kiên trì, hãy mến yêu trong yêu mến để cố gắng
vượt qua mọi cản trở trong cuộc sống, nhất là trong lười biếng và thờ ơ! Hãy
vâng nghe Lời Thiên Chúa dạy, thực hiện những điều Ngài đã truyền ban để luôn
luôn đuọc Thiên Chúa ở cùng và luôn được ở cùng Thiên Chúa.
Khi
chúng ta đã sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa qua Đức Giêsu bằng niềm Tin,
Cậy, Mến => để trở nên là kẻ “vâng Lời Thiên Chúa” như cấ Sứ Thần, mang lệnh
truyền của Thiên Chúa đến với tất cả mọi người, để giúp họ cùng tin và cũng biết
vâng nghe Lời Thiên Chúa, hầu đạt được Ơn Cứu Độ mà chính Chúa Giêsu, cũng đã
biết “vâng lời Thiên Chúa Cha, vâng lời cho đến bằng lòng chịu chết trên Thập
Giá” để đem lại sự sống đích thực là hạnh phúc muôn đời cho tất cả những ai
cũng biết “vâng lời” Thiên Chúa trong mọi sự.
Chính tình yêu và sáng kiến của Thiên Chúa đã dẫn con người
đến Đức Tin: Abraham, Môisen, Đavid. . . Đức Maria, Thánh Giuse. . . và tất cả
đều bày tỏ Đức Tin bằng sự “Xin Vâng”. Dù trong gian nan và hy sinh cả mạng sống
như các Thánh Tử Đạo! Còn bạn và tôi, chúng ta suy nghĩ gì ? Cảm nhận ra sao ?
Sống thế nào cho xứng đáng với Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ chúng ta nhỉ ?!?
- - - o O o - - -