1/ (Is 60,1-6) 2/ (Ep 3,2-3a.5-6) 3/ Mt 2,1-12)
THIÊN CHÚA TỎ MÌNH CHO
MUÔN DÂN
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Trong hiến Chế Tín Lý vê Giáo Hội
(Lumen Gentium) Công đồng Vaticano II đã lấy ý tưởng của Thánh Augustin để diễn
tả cuộc đời người Kitô hữu như là một cuộc lữ hành tiến về quê hương vĩnh cửu
là nước Thiên Chúa. Và dù có gặp nhiều khó khăn, cản trở bởi các tình huống
trong cuộc sống, hay do nông nổi yếu đuối của bản thân đi chăng nữa, thì họ vẫn
luôn được Thiên Chúa yêu thương phù trợ. . . Hình ảnh ba nhà Đạo sĩ Phuong Đông
lặn lội đi tìm Đấng Cứu Tinh thật đáng cho chúng ta, những Kitô hữu hôm nay phải
suy nghĩ. Lễ Chúa Hiển Linh, trước đây được gọi là Lễ Ba Vua.
Nghĩa là Ba Vua cất cong đi tìm Chúa Cứu Thế, tìm ơn Cứu Độ. Nhưng ngày nay đã nhận ra được ý nghĩa đích thực: Thiên Chúa đã tỏ mình cho dân ngoại, cho muôn dân, mà điển hình là ba vị Đạo sĩ ở Phương Đông. Do đó, trình thuật của bài Tin Mừng của Matthêu hôm nay là một “minh định” về Hài Nhi Giêsu-Chính Ngài là dấu chỉ tỏ mình của Thiên Chúa cho muôn dân.
Nghĩa là Ba Vua cất cong đi tìm Chúa Cứu Thế, tìm ơn Cứu Độ. Nhưng ngày nay đã nhận ra được ý nghĩa đích thực: Thiên Chúa đã tỏ mình cho dân ngoại, cho muôn dân, mà điển hình là ba vị Đạo sĩ ở Phương Đông. Do đó, trình thuật của bài Tin Mừng của Matthêu hôm nay là một “minh định” về Hài Nhi Giêsu-Chính Ngài là dấu chỉ tỏ mình của Thiên Chúa cho muôn dân.
II. Phân tích:
1. Chủ đề: Cả
chương 2 đều đè cập đến chủ đề: Dân Do Thái từ chối Ơn Cứu Độ được ban cho họ.
Còn dân ngoại lại tìm đến Ơn Cứu Độ (13-23:
nói về việc từ chối của Do Thái).
2. Chủ đích:
Trong đoạn Tin Mừng này, Mt đã trả lời cho một vấn nạn: Tại sao Israel không chịu
hoán cải ? mà dân ngoại lại hoán cải ? vì hoán cải là đón nhận-Đón nhận để hoán
cải.
3. Phân đoạn:
+ (1-8): Các Đạo sĩ đến Giêrusalem hỏi
đường để đi đến triều bái Vua Do Thái mới sinh ra. Hêrôđê cùng Giêrusalem có phản
ứng.
+ (9-12): Các Đạo sĩ lên đường đi
tìm, triều bái Hài Nhi.
4. Chú thích: Hêrôđê – Giêrusalem – các Đạo sĩ
*
Tại Bêlem, miền Giuđê: Thánh Giuse và Đức Maria đều thuộc hoàng tộc Đavid, dù
đã nhiều đời, nhưng vẫn giữ gốc gác dòng dõi mình, nên phải về nơi quê quán để
khai sổ kiểm tra, và đã sinh con là “Đức Giêsu” tại đây. Chi tiết lịch sử này
cũng được Tin Mừng Luca ghi nhận (Lc 2,1-7).
*
Hêrôđê: Hêrôđê Antipat con của Hêrôđê Cả làm vua miền Giuđê dưới sự giám sát và
bảo trợ của Đế quốc Rôma.
*
Giêrusalem: Thủ đô nước Do Thái, nơi đại diện cho toàn dân Do Thái.
*
Các Đạo sĩ: Còn gọi là các Vua, là những nhà chiêm tinh, thông thái thiên văn.
Là những người ngoại, có tinh thần và khao khát tìm kiếm chân lý. Họ đã tìm đến
bái yết Hài Nhi Giêsu, khi họ nhìn thấy ngôi sao lạ xuất hiện. Đây là khoa
chiêm tinh rất thịnh hành vào thời cổ đại.
Dựa
trên 3 tậng phẩm (Vàng, Nhủ hương, Mộc dược) nên gọi là ba Vua. Nhưng có lẽ là
nhiều đoàn người từ các miền Ai Cập, Ả Rập, Ba Tư, Babilon, . . . đã tiến tới với
Hài Nhi.
Nhân vật
|
Biết nhờ
|
Phản ứng
|
||
Thánh Kinh
|
Ngôi sao
|
Tức khắc
|
Hành động
|
|
Giêrusalem
|
Trực tiếp
|
Gián tiếp
|
Hoảng hốt
|
Không tìm đến để bái yết
|
Đạo sĩ
|
Gián tiếp
|
Trực tiếp
|
Hớn hở, vui mừng
|
Tìm đến bái yết, dâng lễ vật
|
Hêrôđê
|
Gián tiếp
|
Qua Đạo sĩ
|
Hoảng hốt
|
Tìm đến đẻ giết Hài Nhi
|
Qua
bảng so sánh, nếu xét về mặt phản ứng, chúng ta thấy dường như Matthêu muốn đối
xứng Do Thái và dân ngoại: Do Thái từ chối Ơn cứu độ - Dân ngoại tìm đến Ơn cứu
độ. Do Thái (Hêrôđê và cả thành Giêrusalem) nghe hỏi: “Vua dân Do Thái mới sinh
ra ở đâu ?” (Mt2,2) thì hoảng hốt. Còn các nhà Đạo sĩ khi nhìn thấy ngôi sao chỉ
đường xuất hiện thì vui mừng khôn xiết. Do Thái đã biết nhờ Kinh Thánh, mà họ lại
không tìm đến bái yết, nhưng tìm để thủ tiêu. Còn các Đạo sĩ thì tìm đến để bái
yết.
Như
thế thì rõ ràng Mt muốn nói cho độc giả hiểu rằng người Do Thái đã không nghe
theo Kinh Thánh, quay lưng lại với Mạc Khải, nên đã không tiếp nhận Đức Giêsu –
Còn dân ngoại đã tiếp nhận Ngài, bởi họ đã ngoan ngoãn đi theo ánh sáng của
ngôi sao (dấu chỉ) đưa lối chỉ đường.
Kết
luận: Ngôi sao chỉ đường cho chúng ta chính là Kinh Thánh và Giáo Hội, đã dẫn
chúng ta đến với Chúa Giêsu, để tin vào Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Chúng ta phải có tinh thần đón nhận bằng cả lòng Tin – Cậy – Mến. Tin => đón
nhận => sám hối => Thay đổi cách suy nghĩ và lối sống => bằng qua công
việc Thờ phượng và phục vụ một cách nhiệt tình hơn hầu mới có thể đạt được Ơn cứu
độ mà Đức Giêsu Kitô đã thục hiện.
III. Áp dụng theo Ting
Mừng:
1. Nhìn vào các Đạo
sĩ: Là những người
thiện tâm, nên có lòng ao ước khao khát chân lý, đã tìm hiểu. Khi ngôi sao lại
xuất hiện, họ đã nhận ra và đã tìm đến để thờ lạy Vua Giêsu, đã dâng lễ vật để
tỏ lòng thành tâm.Noi gương các Đạo sĩ, chúng ta hãy sống thành tâm thiện chí
trong việc tìm hiểu Kinh Thánh để biết Chúa, rõ ý Chúa và nhờ Giáo Hội dẫn đưa
chúng ta đến thờ lạy Vua Giêsu qua Thánh Lễ hằng ngày, dâng cho Ngài lễ vật
chính là lòng thành và cả thân xác linh hồn của chúng ta.
2. Đừng sống hời hợt, biếng nhác, gặp
chăng hay chớ, theo ý thích, . . . đẻ rồi cũng trở nên bạo chúa Hêrôđê, không
tìm để triều yết mà tìm để giết Ngài. Vì khi chúng ta phạm tội là chúng ta đang
đóng đinh Con Thiên Chúa một lần mà chớ!
3. Nhìn vào Chúa
Giêsu: Để chuẩn bị
cho Ngôi Hai xuống thế làm người. Thiên Chúa đã sai các Ngôn sứ loan báo, Đức
Maria trở nên người Nữ diễm phúc vì đã chấp nhận cộng tác bằng việc mang thai
và sinh Chúa Giêsu Hài Nhi, Thánh Giuse cũng đã vâng lời Thiên Chúa trong trọng
trách làm người nuôi dưỡng và bảo trợ cho Chúa Giêsu trước luật pháp của Do
Thái. Còn Chúa Giêsu đuọc sinh ra trong trần thế, mang kiếp làm người như chúng
ta để đem Ơn cứu độ đến cho nhân loại. Trong cảnhkhó nghèo thiếu thốn lúc Giáng
Sinh, sống khó nghèo tại Nâzreth, chết trần truồng, ô nhục trên Thập Tự Giá: Chỉ
vì yêu, Ngài đã khuyên dạy chúng ta nhiều điều để giúp chúng ta nên thánh. Noi
gương Chúa Giêsu, chúng ta hãy chấp nhận Thập Giá cuộc sống để vượt qua khó
khăn, vượt qua chính mình. . . khử trừ tội lỗi, để trở nên giống Ngài, sống với
Ngài => suy nghĩ như, làm như, sống như Ngài vậy !
4. Chút suy tư cho cuộc
sống hôm nay: Với
chủ đích “minh chứng” về Hài Nhi Giêsu sinh tại Bêlem chính là Đấng Cứu Thế. Mt
có thể đã dùng lối văn “thích nghi” về chuyện ba Đạo sĩ, đẫ tìm đến để Tôn thờ
và bày tỏ niềm tin vào Ơn Cứu Độ. Họ muốn cộng tác với Hài Nhi bằng lòng chân
thành, nên đã tiến dâng các lễ vật: Vàng, Nhủ hương và Mộc dược. Tuy nhiên qua
các trình thuật xác thực của bốn Tin Mừng nhất lãm: có nhiều dân ngoại ái mộ đã
tin theo Chúa Giêsu (Mt 8,5t; 15,21t; Lc 7,1-10; . . .). Hơn nữa những gì Chúa
Giếu đã thể hiện qua lời rao giảng, qua các phép lạ chữa bệnh tật, trừ quỷ, . .
. nhất là qua cuộc Tử nạn và Phục Sinh của Ngài lại càng chiếu giải ánh sáng
cho câu chuyện trên. Điều đáng suy nghĩ là cho đến hôm nay vẫn chỉ có thiểu số
người Do Thái đã tin vào Chúa Giêsu. Và bên cạnh chúng ta, cũng vẫn có nhiều
người chưa tin. Là Kitô hữu, là chứng nhân, là ánh sáng cho trần gian . . .
Chúng ta có suy nghĩ gì ? Mỗi người chúng ta tuy không lần mò để đi tìm kiếm
như các Đạo sĩ xưa, vì đã có Thánh Kinh, có Ân sũng dồi dào của Bí Tích, có
Giáo Hội luôn hướng dẫn . . . Thế mà hôm nay chúng ta cũng đã, đang lầm đường lạc
lối trong mê lầm, trong các tệ nạn . . . Hãy là Ngôi Sao !