CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG . A

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG . A
1/ (Is 2,1-5)    2/ (Rm 13,11-14a)  3/ Mt 24,37-44)
ANH EM HÃY CANH THỨC ĐỂ LUÔN SẴN SẰNG MÀ ĐÓN CHÚA ĐẾN
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Trong vũ trụ thiên nhiên, dựa theo thời tiết người ta chia thời gian trong năm thành 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông => “Tứ thời bát tiết”. Theo thời gian tính, dựa vào mặt trời thì có ngày, tháng, năm Dương lịch, theo mặt trăng thì có năm Âm lịch . . . Còn theo lịch phụng vụ Công Giáo, Giáo Hội chia phụng vụ thành 3 năm:A; B; C và mỗi năm phụng vụ chia thành từng mùa: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Mùa Thường Niên => để qua từng mùa phụng vụ, với ý nghĩa và mục đích là thánh hóa tất cả thời gian trong năm dựa trên cuộc đời Chúa Cứu Thế, và qua 3 năm phụng vụ, Giáo Hội cho chúng ta được lắng nghe, tiếp xúc với Lời Chúa trong trọn bộ Kinh Thánh.

       Khởi đầu một năm phụng vụ, bất đầu bằng Mùa Vọng => Giúp chúng ta sống lại tâm tình chờ đợi “Chúa đến” trong MN Giáng Sinh. Giáo Hội cho chúng ta nghe những lời loan báo của các Tiên Tri liên quan đén việc Nhập Thể của Đấng Cứu Thế để chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa đến làm người, để ở với chúng ta, ban ơn cứu độ cho chúng ta. Mùa Vọng là mùa sống trong mong chờ, hy vọng và trông đợi Chúa đến trong sự bồn chồn thấp thỏm nhưng rộn ràng vui vẻ qua MN Chúa Giáng Sinh. Nhưng quan trọng hơn, là ta trông chờ ngày Người sẽ vinh quang trở lại lần thứ hai, để đưa chúng ta vào Nuóc Trời!
Trong năm phụng vụ này (năm A), các bài Tin mừng được đọc là của Thánh Matthêu. Bài Tin Mừng mở đầu ngày khai mạc năm phụng vụ mới: Chúa Nhật I Mùa Vọng, là đoạn văn nói về việc “phải tỉnh thức để đón chờ Chúa đến” trong ngày sau hết của cả nhân loại => ngày cánh chung => ngày tận thế => Muốn nói với tất cả chúng ta là: Đời sống của chúng ta khởi đi từ niềm hy vọng chắc chắn rằng Chúa sẽ đến, và trong lần Chúa đến nầy là lần quyết định để đưa chúng ta về với Ngài, để hưởng hạnh phúc ving quang. Vì thế, chúng ta phải trung thành và tỉnh thức luôn trong từng ngày sống! Đoạn Tin Mừng (Mt 24,37-44), là một đoạn văn rất phức tạp và khó hiểu, vì vừa nói đến việc “phá hủy thành Giêrusalem” lại vừa nói đến “ngày cánh chung” lẫn lộn nhau.
II. Phân tích:
1. Chủ đích: Hãy tỉnh thức, sẵn sàng => Vì chúng ta không biết Chúa đến lúc nào. Như vậy chủ đích của bản văn là mời gọi chúng ta: Phải tỉnh thức và luôn sẵn sàng để chờ đón Chúa đến.
2. Vậy tỉnh thức là gì ? Muốn tỉnh thức ta phải làm gì ?
Ba hành vi nói lên tình trạng “tỉnh thức sẵn sàng”:
            * Sống công chính, bác ái yêu thương, sám hối và xa lánh tội lỗi.
            * Luyện tập và sốn Nhân đức.
      * Cố gắng chu toàn bổn phận và trách nhiệm: Đối với Chúa, đối với bản thân, đối với gia đình, đối với Giáo Hội và đối với xã hội.
3. Phân đoạn:
+ (37-42): Hãy tỉnh thức vì các ngươi không biết ngày giờ nào Chủ các ngươi đến.
+ (43-44): Phải sẵn sàng canh thức vì Chúa đến bất ngờ như kẻ trộm.
4. Chú thích: 
        * Qua chưng 24 và 25 của Tin Mừng Matthêu. Chúa Giêsu đã mạc kảh cho chúng ta biết về thời “cánh chung”. Trích đoạn (24,37-44) nhằm dạy chúng ta phải luôn sống trong tư thế sẵn sàng, tỉnh thức để đón nhận Hồng Ân tuyệt vời của Thiên Chúa trong ngày Đức Giêsu Kitô quang lâm. Bài Tin Mừng này đã được diễn ra vào ngày thứ Ba Tuần Thánh (04/04/30), Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ trên sườn núi Cây Dầu, đối diện với Thành Thánh Giêrusalem tráng lệ vào một buổi chiều, khi ánh dương đang động lại trên công trình vĩ đại nguy nga này!
    * Thời Ông Noe (c37): Trong sách Sáng Thế Kỷ (Stk 6,6) đã kể lại câu chuyện Thiên Chúa đã phạt nhân loại tội lỗi bằng một trận lụt “Đại Hồng Thủy” bất ngờ, chỉ có Ông Noe người công chính biết mà thôi. Ông đã vâng nghe lời Thiên Chúa dạy, chuẩn bị đóng một chiếc tàu, và nhờ chiếc tàu đó mà Ông đã cứu vớt được cả gia đình ông và những súc vật ở trên chiếc tàu đó khi nước lụt dâng cao. Còn những người khác không cần bận tâm, chỉ biết sống trong cảnh thác loạn, tệ nạn, ăn chơi, thụ hưởng nên đã bị hủy diệt!
     * Hai người đàn ông đang làm ruộng. Hai người đàn bà đang xay bột (Mt 24,40-41) => có ý nói là Thiên Chúa không phân biệt nam hay nữ. Nhưng Ngài chỉ xét trên tình trạng cuộc sống của từng ngườitrong mỗi công việc bổn phận => có sẵn sàng tỉnh thức hay không của từng người một!
    * Kẻ trộm (c43): Là biểu tượng cho sự bất ngờ => Vì kẻ trộm thi rình mò, chờ thời cơ khi chủ nhà thờ ơ, không để ý để lấy cắp. Mà nếu chủ nhà biết giờ kẻ trộm đến lấy cắp đồ nhà mình thì chận được sự đột nhập để lấy cắp.
    * “Vậy anh em phải canh thức” (c42): Có bản dịch là “tỉnh thức” => nghĩa đen là thức không ngủ để canh chừng kẻ trộm hoặc kẻ thù, bất ngờ hoặc lén lút rình mò trộm cắp hoặc tấn công. Theo Tin Mừng Nhất Lãm thì “tỉnh thức” là một giáo huấn rất quan trọng của Chúa Giêsu cho các Môn đệ và cho tất cả chúng ta hôm nay.(Mt25,1t; Mc13,33) Thánh Phaolô cũng đã triển khai Giáo Huấn này để kêu gọi chúng ta luôn biết sống trong “tỉnh thức” (1Tx 5,1t; Rm 13,11t).
   
* “Chúa mình đến . . . Con Người đén”: Đức Giêsu Kitô sẽ trở lại trần gian với quyền năng của Vị Vua, để phán xét nhân loại trong ngày “tận thế”. Nhưng trong bất ngờ đối với mọi người => Vì không một ai biết được Ngài sẽ đến lúc nào => Thế nên phải canh thức để chờ ngày Chúa đến!
III. Áp dụng theo Tin Mừng:
            Trong tâm tình chờ đợi của Mùa Vọng, qua bài Tin Mừng, Giáo huấn của Chúa Giêsu thật rõ ràng và xác thực rằng: Ngài sẽ trở lại trần gian để phán xét nhân loại và để đem chúng ta vào Vương quốc Tình yêu của Ngài. Nhưng chúng ta lại không biết được Chúa đến lúc nào! Do đó, Ngài dạy chúng ta phải sống trong “tỉnh thức và sẵn sàng” bằng cách trung thành chu toàn bổn phận được trao phó, như người chủ nhà luôn cảnh giác với lũ trộm cắp. Chúng ta cũng hãy tỉnh thức, sẵn sàng để lo cho phần rỗi Linh Hồn của mình và của anh chị em!
1. Nhìn vào Chúa Giêsu: * Qua bằng chứng cụ thể của nạn lụt “Hồng Thủy” thời ông Noe, đã tiêu diệt con người tội lỗi, chỉ riêng gia đình ông Noe được cứu thoát vì ông đã biết vâng lời Thiên Chúa, chuẩn bị sẵn chiếc tàu => Chúa Giêsu cũng muốn mỗi người chúng ta phải biết vâng nghe theo lời Chúa dạy, sống trong tỉnh thức, sẵn sàng để chu toàn công việc bổn phận từng ngày, hầu được cứu thoát trong ngày Ngài quang lâm trở lại trần gian để phán xét nhân loại.
* “Vậy anh em phải canh thức, vì không biết ngày nào Chúa mình đến” => Nghe lời Chúa nói, mỗi người chúng ta hãy ý thức hơn trong tỉnh thức, sẵn sàng để luôn biết lo cho phần rỗi của mình: Biết tránh xa các tệ nạn, biết luôn sống liên kết với Chúa qua Thánh Lễ và các Bí Tích, để nhờ ơn Chúa trợ giúp, chúng ta mới có thể vượt qua được bao gian khó, bao cạm bẩy của ma quỷ trong cuộc sống, hầu đứng vững và được cứu độ trong ngày Chúa đến!
2. Chút suy tư cho cuộc sống: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em phải sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đén” => Lời cảnh thức và mời gọi của Chúa Giêsu có ích gì cho tôi và bạn không ? Giữa cảnh đời thế sự “thế thời phải thế” của một kiếp người, biết bao bao điều phải lo, bao việc phải làm! Dường như chỉ có ngày hôm nay hay sao ? Hay ta chỉ biết sông cho qua ngày ? Còn cha ông chúng ta dạy rằng “chớ để ngày mai”! Vậy phải chăng mỗi chúng ta phải cố gắng hoàn thiện cho từng ngày sống! Còn Chúa Giêsu cũng dạy rằng “Chớ lo cho ngày mai, việc ngày mai để ngày mai lo, ngày nào có cái khổ của ngày đó” (Mt6,25-34) => Chúa muốn chúng ta hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa, biết cậy dựa vào sự trợ giúp của Ngài, để ta lo chu toàn bổn phận cho từng ngày sống để ta từng bước hoàn thiện cuộc sống của ta nên thánh thiện như Thiên Chúa Cha trên trời là Đáng Thánh Thiện (Mt 5,48). Như thế, Chúa Giêsu muốn tất cả chúng ta được ơn Cứu Độ, được vui hưởng hạnh phúc Thiên Đàng với Ngài. Đừng vì phải bôn ba lo cho cuộc sống thân xác: Đừng lo cho mạng sống lấy gì mà ăn, cũng đừng lo cho thân thể lấy gì mà mặc” (Mt 6,25). Vì nếu chúng ta chỉ biết lo cho cuộc sống thân xác hôm nay, nên dành cả thời gian, sức khỏe, tài năng để cho đủ của ăn, cái mặc mà lại quên đi sự sống đời đời, quên đi phần rỗi linh hồn của mình thì thật là uổng công vô ích! Vì “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn thì đuọc ích gì ?” Nên “ Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Vậy, sự tín thác vào quyền năng, tình thương của Chúa và vâng nghe, thục hành Lời Chúa dạy cho cuộc sống hôm nay vẫn có ích cho chúng ta đấy!
- - - - - - - - - -  oOo - - - - - - - - - -