CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN. B
1/ (2V 4,42-44) 2/ (Ep 4,1-6) 3/ (Ga 6,1-15)
VỚI 5 CHIẾC BÁNH VÀ 2 CON CÁ:
CHÚA GIÊSU HÓA THÀNH NHIỀU ĐỂ NUÔI DÂN.
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Việc ăn uống để bồi dưỡng thân xác là một nhu cầu
rất cần thiết của mọi con người. Con người cần ăn để được sống là điều tất
nhiên, vì nhịn ăn hay không có mà ăn thì con người phải chết. Thiên Chúa tạo dựng
muôn loài muôn vật để cho con người, là hình ảnh của Thiên Chúa hưởng dùng.
Nhưng trong cuộc sống sự an bài và quan phòng của Thiên Chúa nơi con người,
không nhất thiết là chỉ nhờ để ăn mà còn diễn tả sự cậy trong vào lòng nhân từ
của Thiên Chúa bằng sự cố gắng hy sinh dần mưa dãi nắng lao động của con người
nữa. Nên Thánh Phaolô đã nói: “Ai không làm việc thì không đáng ăn” hoặc câu nói ví von cho sự cần cù lao động: “Lao động
là vinh quang, lang thang là chết đói:. Thiên Chúa sẽ thương ban cho những ai
hăng say nhiệt tình trong mọi công việc để tìm của ăn cho cả thế xác và linh hồn,
mà đoạn Tin Mừng hôm nay đã mặc khải cho chúng ta điều đó, khi dân chúng tìm đến
với Chúa Giêsu để nghe Lời giảng dạy để được cứu độ linh hồn, thì cũng lúc ấy,
họ đã được Chúa Giêsu cho ăn no nê, bằng tình thương và quyền năng hóa 5 chiếc
bánh và 2 con cá. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài Tin Mừng để cảm nhận và tin.
Đồng thời quyết tâm đến với Chúa Giêsu mỗi ngày qua Thánh Lễ, để được Ngài nuôi
sống cả linh hồn lẫn thân xác.
1. Bố
cục của trình thuật:
Trình thật (Ga 6,1-15) muốn giới thiệu cho
chúng ta về Đức Giêsu qua các việc Ngài
làm, để tin vào Ngài là Đấng Thiên Sai thì phải đến với Ngài. Dựa trên trình
thuật, ta có thể chia bài Tin Mừng thành 5 phần:
a. (câu 1-4): Không gian và thời gian nơi Chúa
Giêsu và các Môn đệ quy tụ, có đám đông dân chúng theo đến.
b. (câu 5-7): Chúa Giêsu quan tâm đến dân chúng,
nên sai các Tông Đồ đi tìm thức ăn cho họ. Một khó khăn không thể giải quyết.
c. (câu 8-10): Số ít lương thực: Chỉ có 5 chiếc
bánh và 2 con cá. So với số nhiều dân chúng: trên 5 ngàn người.
d. (câu 11-13): Chúa Giêsu hóa: số ít thành số
nhiều, phân phát cho dân chúng ăn no nê, còn dư 12 thúng đầy.
e. (câu 14-15): Dân chúng tin vào Chúa Giêsu. Họ
muốn tôn vinh Ngài làm vua của họ.
2. Để
giúp cho mọi người “Hiểu và Tin” vào Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Gioan đã làm gì
?
- Muốn giúp độc giả nhận ra việc nuôi dân chúng
ở đây là do Thiên Chúa làm, qua đó nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa, là do Thiên
Chúa sai đến, thì Gioan đã lưu ý độc giả để độc giả thấy rằng phương tiện và điều
kiện nuôi dân chúng trong lúc này thật là khó: Không tìm đâu ra thức ăn cho đủ.
Số lượng thực hiện có quá ít so với dân chúng quá đông. Việc làm nầy đối với
con người thì bất lực, không thể thực hiện nổi, không thể làm được. Nhưng một
khi Chúa Giêsu đã thực hiện quá dễ dàng đày thuyết phục để nuôi dân chúng ăn no
nê và còn dư thừa, thì tất nhiên đây là việc làm của Thiên Chúa. (Chúng ta thấy
rõ sự chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu). Khi nhấn mạnh đến điều ấy, Gioan muốn
độc giả nhận ra Đức Giêsu là người được Thiên Chúa sai đến và là Thiên Chúa quyền
năng. Chúa Giêsu làm như vậy để chuẩn bị cho bài diễn từ về Bánh Trường Sinh của
Chúa Giêsu tại hội đường Capharnaum.
3. Phải
tiếp nhận Phép lạ “Hóa Bánh” nầy như thế nào ?
Chúa có chấp nhận việc
dân chúng coi Ngài là Ngôn sứ, là Vua qua phép lạ nầy hay không ? Tại sao ?
- Qua câu 15 cho ta thấy
Chúa Giêsu không chấp nhận việc dân chúng coi Ngài là Ngôn sứ, là Vua.
Lý do: Nếu Ngài nhận để
dân chúng tôn Ngài làm Vua, thì quân đội Rôma sẽ tiêu diệt dân, lúc đó, vì
thương dân, Ngài không thể dửng dưng ngồi nhìn dân chúng bị sát phát, bị tiêu diệt,
buộc Ngài phải dùng quyền năng để ra tay cứu dân (làm phép lạ). Như thế, Ngài sẽ
đi trệch con đường Thiên Sai của người Tôi Tớ theo như ý của Chúa Cha.
*Như vậy phải đọc phép lạ nầy như thế nào ?
- Qua câu 26 cho ta thấy Chúa Giêsu không đồng ý và đã lên án cách hiểu
về phép lạ của người Do Thái. Vì họ tìm Ngài, theo Ngài chỉ nghiêng chiều về sự
lợi dụng vật chất “để được ăn no nê” về thần xác.
Nhưng Ngài muốn họ hướng
đến một lương thực Thần Linh, đem lại sự sống trường sinh mà chính Ngài sẽ ban.
Vì thế, phải đọc như là “Dấu lạ”, chứ đừng đọc như “Phép lạ”. Vì nó sẽ dẫn đến
một cái khác, cái quan niệm cũng vật chất và có thể là sai lạc khi niềm tin
chưa vững vàng hoặc tin một cách mù quáng, dẫn đến sự lơ là và xúc phạm. “Dấu lạ
hay Dấu chỉ” là một thực thể gồm hai mặt: Một mặt mà giác quan chúng ta có thể tiếp nhận được, gọi là mặt khả giác – và một mặt giác
quan không thể tiếp nhận được, nhưng trí tuệ có thể tiếp nhận được, gọi là mặt
Khả tri. Mặt khả giác có nhiệm vụ dẫn đến mặt khả tri, nên mặt khả giác được gọi
là tác hiệu hay là “cái để chỉ”. Mặt khả tri được gọi là thụ hiệu hay là “cái
được chỉ”.
*Ví dụ: Đèn đỏ ở ngã tư
đường để chỉ lện cấm đi. Đèn đỏ là một tín hiệu hay dấu hiệu, bởi vì nó gồm có
phần khả giác tức là màu đỏ mà mắt ta có thể thấy được. Đèn đỏ lại chỉ lệnh cấm
đi là điều mà trí khôn ta có thể tiếp nhận được. Như vậy, ánh đèn đỏ là cái để chỉ;
lệnh cấm đi là cái được chỉ.
*Nên căn cứ vào câu 48
và câu 51: Thì điều Chúa Giêsu muốn dùng phép lạ hóa Bánh và Cá ra nhiều ở đây
để chỉ đến chính Ngài là Bánh ban sự sống đời đời.
Như thế đọc phép lạ nầy
như là phép lạ hóa bánh ra nhiều thì không ổn, nhưng đọc phép lạ nầy để hướng đến
Dấu Chỉ về “Chúa Giêsu là Bánh Trường Sinh”, chính là Thịt và Máu Chúa Giêsu hiện
diện cách Mầu nhiệm, Đó chính là phép lạ Thánh Thể.
4.
Dựa vào đâu mà coi Dấu lạ hóa bánh nầy là phép Thánh Thể ?
- Chúa Giêsu cầm lấy bánh và phân phát.
- Tạ ơn (giống như trong trình thuật Nhất Lãm về phép Thánh Thể).
- Thu gom những mảnh vụn (c12-13): Dấu hiệu ám chỉ phép Thánh Thể =>
Chúa Giêsu chịu chết để thu gom, để tụ họp con cái tản mác khắp nơi => Hiệp
nhất nên một: anh em cùng ăn một tấm bánh.
* Nhưng lý do chính nằm ở diễn từ là Chúa Giêsu chỉ cho dân chúng cách đọc
ra dấu chỉ => Bánh trường sinh là chính Ngài. Nên qua phép lạ dẫn đến Bí
Tích Thánh Thể, cho chúng ta cảm nhận:
* Con người chúng ta bất lực, không thể tự nuôi được bản thân, và không
tự ban cho mình sự sống đời đời.
* Chúa Giêsu là Đấng đã lấy Thân Mình để nuôi người khác. Ngài đã lấy
Thân mình để nuôi chúng ta, hiến thân mình để ta được sống. Ngài chính là Bánh
Hằng Sống, từ Trời xuống. Là Bánh Trường Sinh. Bánh đem lại sự sống đời đời cho
chúng ta (Ga 6,33-34; 48-51): Chính là
“Bí Tích Thánh Thể”
II. Ý chính bài Tin Mừng:
Với quyền năng và tình
thương của Đấng Thiên Sai, Chúa Giêsu đã luôn quan tâm đối với những ai tìm đến
lắng nghe Lời Người. Người đã làm phép lạ hóa 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều
để nuôi họ ăn no nê, mà còn dư thừa. Đây chính là hình ảnh sống động tiên trưng
cho phép Thánh Thể mà Chúa Giêsu thiết lập sau này, để ở lại với chúng ta mọi
ngày cho đến Tận Thế và trở nên lương thực để cho chúng ta được sống và sống dồi
dào.
III. Áp dụng vào đời sống:
Là Kitô Hữu, ai trong cúng ta cũng hiểu và cảm
nhận rất sâu xa bằng niềm tin của mình vào Bí Tích Thánh Thể mà chính Chúa
Giêsu đã thiết lập để ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, để trở nên của
ăn thức uống bỗ dưỡng nuôi sống chúng ta cả linh hồn lẫn thể xác.
Qua Bí Tích Thánh Thể, chính Chúa Giêsu hiện diện
một cách rất thiết thực và nhiệm mầu bằng
tình yêu hiến dâng vì chúng ta, cho chúng ta, để cứu độ chúng ta. Vì thế, Qua
Bí Tích Thánh Thể được gắn liền với cử hành Hy Tế Thập Giá của Chúa Giêsu.
Trong Thánh Lễ, Bí Tích Thánh Thể được cử hành một cách trang trọng, để diễn tả
tình yêu hiến dâng, bày tỏ lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa Cứu độ, được
thông ban và trải rộng vô bờ bến đến với tất cả những ai Tin Kính, tôn thờ và
yêu mến, siêng năng nhiệt tình đến lãnh nhận với lòng thành tâm.
* Bí Tích Thánh Thể được diễn tả với nhiều danh
xưng để bày tỏ ý nghĩa:
- Bí Tích Tình Yêu: “Anh em
hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương …”
- Bí Tích Sự Sống muôn đời: “Ai ăn sẽ được sống muôn đời”
- Bí Tích Hiệp Nhất: “Anh em cùng ăn một tấm bánh”
* Xin cho con luôn biết yêu mến, tôn thờ và năng lãnh nhận Thánh Thể
Chúa để được Chúa nâng đỡ, yêu thương ban cho con sự sống muôn đời. Amen.
- - - oo - - -