CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN. B

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN. B
1/ (Gr 23,1-6)    2/ (Ep 2,13-18)  3/ (Mc 6,30-34)
SỰ CẤP THIẾT CỦA SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO “CHÚA GIÊSU CHẠNH LÒNG THƯƠNG DÂN VÌ HỌ THIẾU NGƯỜI CHĂM SÓC”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Thánh Marcô trình thuật cho chúng ta một khung cảnh thạt sống động và đầy thân tình giữa Chúa Giêsu và các Môn đệ. Khi các ông quây quần bên Thầy Giêsu để báo cáo kết quả công việc rao giảng mà chính Chúa Giêsu đã sai các ông đi thực hiện. Công việc rao giảng là công việc của Đấng Thiên Sai Cứu Thế.    Chúa Giêsu đã đích thân trực tiếp giảng dạy, lại vừa sai các Tông đồ đi rao giảng nhiều nơi, thế mà không đáp ứng đủ với nhu cầu “mộ mến chân lý” của dân chúng, đến nỗi họ không chịu để cho các Ngài nghỉ ngơi. Lòng tha thiết chân lý của dân chúng miền Galilê thật đáng cho chúng ta ngạc nhiên khâm phục và học hỏi. Họ không quản ngại xa xôi, quên cả đói khát, miệt mài tìm đến để nghe lời chân lý phát ra từ miệng của Chúa Giêsu, vị Tiên Tri cao cả. Đáp lại, Chúa Giêsu không những  đã đáp ứng niềm khát vọng của họ, mà còn lo lắng đến cả những nhu cầu vật chất của con người nữa (Mc 6,35t). Chúng ta cùng tìm hiểu bài Tin Mừng để cảm nhận tình thương vô giới hạn của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu là Đấng đã đến trần gian để rao giảng “Lời Chân Lý” và đã chết để cứu độ chúng ta.

1. Bố cục của trình thuật: Trình thuật (Mc 6,30-34) đặt nổi bật một loạt tương quan giữa các nhân vật: Chúa Giêsu – các Tông Đồ - Dân chúng. Từ đó, ta có thể chia bài Tin Mừng thành 4 hồi tương ứng với nhau từng đôi:
a. Mc 6,30: Các Tông đồ đi rao giảng trở về, tụ họp quanh Chúa Giêsu, tường trình cho Chúa Giêsu công việc mà họ đã làm trong chuyến công tác..
b. Mc 6,31-32: Chúa Giêsu đề nghị các Tông đồ hãy tìm nơi thanh vắng, yên tĩnh để nghĩ ngơi..
c. Mc 6,33: Dân chúng tuôn đến với Chúa Giêsu- từ khắp các thành phố và làng mạc. Họ đã tìm cách đến trước nơi Chúa Giêsu và các Tông đồ sẽ đến.
d. Mc 6,34: Thấy dân chúng tuôn đến-Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót họ-Vì họ bơ vơ, thiếu người chăm sóc.
Bốn hồi nầy liên kết với nhau trong một chuyển động duy hất, dẫn chúng ta đến hồi sau cùng. Hồi một dọn đường cho hồi hai. Hồi hai đưa ra một dự tính và tạo nên sự hồi hộp: Dự tính có thực hiện được không ? Điều kiện thuận lợi là có thuền, như vậy xem ra thực hiện được. Thế nhưng hồi ba lại đưa vào một trở ngại, đến nỗi ở hồi bốn, dự tính phải hủy bỏ. Trong tình thế nơi nầy, một yếu tố mới can thiệp: Đó là lòng trắc ẩn đối với dân chúng như đàn chiên không có người chăn dắt, hướng dẫn và chmư sóc. Do đó, lòng trắc ẩn đã kéo theo việc làm là: Chúa Giêsu giảng dạy họ lâu giờ, bỏ cả giờ nghỉ. Thành thử tính năng đọng của trình thuật bảo đame được một sự giằng co căng thẳng giữa việc nghỉ ngơi sau việc thuyết giáo và giảng dạy của Chúa Giêsu. Giảng dạy trong lúc đã dự tính nghỉ ngơi. Có một sự tương phản giữa sự cần thiết phải lãnh trách nhiệm giảng dạy dân chúng với sự nghỉ ngơi. Điều nầy đã “Nói lên được tính cấp bách và cần thiết của công việc Truyền Giáo”.
Nếu dừng lại ở đó thì hai hồi đầu, xem ra chỉ có mục đích xuyên qua biến chuyển của hồi ba để làm nổi bật hồi bốn. Đó chính là Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu đối với đám dân chúng. Đồng thời việc Người lại giảng dạy họ trong lúc đi nghỉ ngơi sẽ làm lu mờ hai bức tranh vẽ ra cho ta về mối tương quan giữa Chúa Giêsu và các Tông Đồ. Ngoià ra, một điều đáng chú ý trong hồi bốn, như trên một sân khấu kịch trường, tất cả ánh sáng đã tập trung vào Chúa Giêsu: Vì sự chạnh lòng thương của Người, thể hiện tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.
2. Chúa Giêsu với các Tông Đồ:
            Ở câu 30 cho ta thấy hoạt động của các Tông Đồ giống hoạt động của Chúa Giêsu: Rao giảng, trừ quỷ, xức dầu chữa bệnh (Mc 3,14-15; 6,7-11). Chính Chúa Giêsu đã trao ban cho các Tông Đồ. Như vậy hoạt động của các Tông Đồ là nối tiếp hoạt động của Chúa Giêsu. Vì các Tông Đồ là những người được Chúa Giêsu sai đi.
            Ở câu 31, Chúa Giêsu thấy các Tông Đồ đã thấm  mệt, nên Ngài muốn các ông vào nơi yên tĩnh mà nghỉ ngơi. Và Chúa Giêsu muốn trao đổi riêng với các ông, mà dân chúng không thể xen vào được.
            Chỗ yên tĩnh là nơi dễ gặp Thiên Chúa: Thời gian tĩnh tâm cầu nguyện. Ở đây chúng ta thấy Chúa Giêsu rất nhân bản. Khi thấy các Môn đệ vất vả mệt mỏi sau một chuyến công tác, Ngài đã đề nghị các ông tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, Ngài luôn quan tâm chăm sóc các ông, tạo điều kiện cho các ông có thời giờ nghỉ ngơi, để thân xác được lại sức, cũng là nghỉ ngơi cho tâm hồn, là dịp để Thầy trò tâm sự, để các ông thêm kinh nghiệm, Chúa Giêsu cũng thường làm như thế: Ngài thường tìm nơi vắng vẻ, tên tịnh để cầu nguyện sau khi đã đi rao giảng. Ngài cũng huấn luyện các Môn đệ “phải làm như thế”.
3. Chúa Giêsu với dân chúng:
Đây là mục tiêu cho sứ mệnh của Chúa Giêsu. Ngài đã được Chúa Cha sai đi đến thế gian để cứu độ con người. Nên Chúa Giêsu rất quan tâm đến mọi tầng lớp trong dân chúng, nhất là người nghèo, người bị bỏ rơi, bị loại trừ, bơ vơ, cơ nhỡ, thiếu tình thương … Ngài chạnh lòng thương họ, vì họ đáng thương và đáng được thương. Chúa Giêsu đã dạy họ nhiều điều, đã tỏ lòng thương xót họ, chữa lành các bệnh tật cho họ và Ngài đã chu toàn sứ mệnh của Ngài là người Mục Tử nhân lành.
            Vì thế, chúng ta thấy nổi bật ở đây là Chúa Giêsu đã thể hiện rõ tình thương của Thiên Chúa đối với dân chúng năm xưa và đối với chúng ta hôm nay. Trong khi Ngài an ủi và khuyên các Tông Đồ tìm nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi: “Chính anh em hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31). Thầy trò đã lên thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng (Mc 6,32). Thế nhưng, Chúa Giêsu vừa bước ra khỏi thuyền, Ngài đã thấy một đám ngừi rất đông, họ đã đến nơi đây trước các Ngài (Mc 6,33). Thấy sự nhiệt tình và lòng khao khát của dân chúng, họ mong được nghe, được đón nhận những Lời Chân Lý phát xuất từ miệng Đấng Thiên Sai. Nhìn thấy thế mà thương ! Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót họ, vì họ bơ vơ như bầy chiên không có người chăn dắt hướng dẫn. nên Chúa Giêsu đã bỏ cả giờ nghỉ ngơi mà dạy dỗ họ. Lòng nhiệt tình và khao khát của họ nay đã được thỏa mãn như lời Chúa Giêsu đã nói: “Hãy xin thì sẽ được; Hãy tìm  thì sẽ thấy; Hãy gõ cửa thì sẽ mở cho”. Họ không những đã được nghe những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, mà còn được Chúa Giêsu cho ăn bánh no nê, bởi chỉ có “năm chiếc bánh và hai con cá” (Mc 6,37-44).
            II. Ý chính bài Tin Mừng:
            Các Tông Đồ được     Chúa Giêsu sai đi từng hai người một để truyền giảng Tin Mừng cho dân chúng. Các ông trở về bên Chúa Giêsu báo cáo kết quả. Chúa Giêsu thấy các ông mệt nhọc, nên đã tạo điều kiện cho các ông có thời giờ nghỉ ngơi.
            Nhưng dân chúng lại tuôn đến với Chúa giêsu rất đông, nên Thầy trò chẳng nghỉ ngơi được. Chúa Giêsu lại giảng dạy họ nhiều điều. Ngài chạnh lòng thương dân vì họ bơ vơ như bầy Chiên không người chăn dắt.
III. Lời Chúa cho cuộc sống chứng nhân:
Sự nhiệt tình và tha thiết của dân chúng đã quên mọi sự để đến với Chúa Giêsu. Họ mong được nhìn thấy và nghe rõ Lời Ngài giảng dạy. Thật đáng cho chúng ta hôm nay phải suy nghĩ và học hỏi. Đâu phải người thời xưa không có những nhu cầu ăn uống, may mặc, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Họ cũng phải có thời giờ làm việc, cũng phải vất vả đổ mồ hôi để tìm của nuôi thân và gia đình có lẽ họ còn thiệt thòi hơn chúng ta sống ngày nay, trong thời đại khoa học kỹ thuật văn minh tiến bộ vượt bậc. Thế mà họ đã cảm nhận ra một điều rất quan trọng mà Chúa Giêsu đã khẳng định: “Người ta sống không nguyên bởi cơm bánh, nhưng còn bởi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Họ đã khao khát, đã mong ước và họ đã cố gắng thực hành không quản ngại thời giờ, sức khỏe và cả sự thiếu thốn về vật chất nữa, để thỏa mãn được khao khát của mình, nên họ đã được toại nguyện như lòng mong ước: Họ đã đón nhận được “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu”.
Còn chúng ta hôm nay thì sao ? Bạn và tôi, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh tân tiến, đầy đủ tiện nghi … có lẽ không thiếu một thứ gì. Thế mà, có lẽ cái chủ nghĩa Duy vật, chủ nghĩa hưởng thụ đã làm cho bạn và tôi mù mắt, mất hết cả ý thức, mất cả cái tâm ngay chính … để rồi từ đó, chúng ta tạo cho mình một lối sống quá kém cỏi, thiếu lòng tin, mất lòng Trông cậy và yếu kém lòng yêu mến đối với cả Chúa lẫn người thân. Chúng ta đã xem thường Ơn Chúa qua các Bí Tích, coi thường Lời Chúa, Luật Chúa và Giáo Hội. Không quan tâm và chăm sóc cho phần rỗi Linh Hồn mình và mọi người. Biếng nhác đến với Chúa qua Thánh Lễ mỗi ngày với lý do quá đơn giản: “Mắc, mệt !”.

- - - oo - - -