CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN . A

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN . A
1/ Is 45,1.4-6)    2/ (1Tx 1,1-5b)  3/ (Mt 22,15-21)
“HÃY TRẢ LẠI CHO THIÊN CHÚA NHỮNG GÌ THUỘC VỀ NGÀI”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Thiên Chúa là Đấng tạo hóa. Ngài đã tạo nên vũ trụ, mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, cùng muôn loài muôn vật, đã sắp đặt cho thời gian xoay chuyển, thời tiết thuận hòa nắng mưa để cho con người, là tạo vật tuyệt vời trong công trình sáng tạo của Ngài, được hưởng dùng.
Thật vậy, tất cả những gì mà chúng ta đang hưởng, đang có, đang hiện hữu là của Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người chúng ta: Từ sự sống, sức khỏe, trí tuệ, tài năng đến không khí, thời gian và tất cả của cải vật chất mà mỗi người chúng ta đang tận hưởng trong cuộc sống ở trần gian nầy đều là bởi Thiên Chúa và hướng tới mục đích cứu cánh, là đạt đến sự sung mãn trong hạnh phúc vô biên với Thiên Chúa. Vì thế Thiên Chúa đòi chúng ta phải trả lại cho Ngài tất cả những gì là của Ngài, là thuộc về Ngài, có nghĩa là trả lại cho Thiên Chúa cả thân xác và linh hồn của mỗi người chúng ta. Sau khi kết thúc cuộc sống trần gian nầy, để vào hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa tình yêu. Chúng ta cùng tìm hiểu bài Tin Mừng (Mt 22,15-21) để nhận rõ thánh ý của Thiên Chúa là Cha, để cố gắng sống chuẩn mực theo những gì Thiên Chúa đã dạy chúng ta trong cuộc sống, hầu đạt đến hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa.

1. Phân đoạn:
a. Câu 15:  Các bè phái cấu kết lại để gài bẩy.
b. Câu 16-17: Lời nịnh hót để đưa ra cạm bẩy “mật ngọt chết ruồi !”
            C. Câu 18-22: Chúa Giêsu lật tẩy và giải đáp thắc mắc liên quan đến luật pháp: “Nộp thuế” sẻ đưa đến việc phải “nộp thuế” cho Thiên Chúa tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa.
2. Tìm hiểu ý mạch văn:
a/ Xuyên suốt chương 22, từ câu 1-14: Dụ ngôn “tiệc cưới” giới thiệu Nước Trời như bữa tiệc được Thiên Chúa thiết đãi và mời gọi mọi người tham dự. Ai từ chối là khước từ Thiên Chúa: sẽ bị tru diệt và bị quăng vào hỏa ngục.
Từ câu 15-22: Vấn đề nộp thuế => Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 4 cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các nhóm đại diện cho Do Thái giáo chính thức. Bốn cuộc tranh luận ấy là:
* Mt 22,15-22 (Hokmâh: sự khôn ngoan): Một cuộc tranh luận về phép xử thế nhân dịp có một vấn đề pháp luật được đặt ra “nộp thuế”.
* Mt 22,23-33 (Boorrut: điều thô tục): Một cuộc tranh luận nhằm chế nhạo một niềm tin về sự sống lại.
* Mt 22,34-40 (Dérèkérètes: con đường thế): Một cuộc tranh luận nhằm về các nguyên tắc căn bản của đời sống luân lý (giới luật trọng nhất).
Mt 22,41-46 (Haggadâ: lời chú giải): Một dịp giải thích các đoạn văn Kinh Thánh xem ra có vẻ mâu thuẫn.
b/ Cuộc tranh luận đầu được khởi xướng do ba nhóm đại diện cho ba nhóm Do Thái chính thức. Họ muốn tìm cách gài bẩy Chúa Giêsu bằng chính lời nói của Ngài về những vấn đề càng lúc càng quan trọng. Về việc nộp thuế cho Hoàng đế; vấn đề chia rẽ phe cánh Hêrôđê, nhóm biệt phái và đảng nhiệt thành: vấn đề kẻ chết sống lại mà phái Sa-đốc chối bỏ; vấn đề về Điều luật nào nhất trong 10 điều răn, là mối bận tâm lớn nhất của những người Do Thái chăm chú giữ luật là nhóm Biệt phái mà họ sống sai luật.
Các vấn đề họ đặt ra cho thấy họ kém hiểu biết về Thiên Chúa, về ý định của Thiên Chúa và nhất là về Con Thiên Chúa là Đức Giêsu. Đấng Thiên Sai cứu thế mà họ vẫn đợi chờ mong mỏi. Nhưng mỗi lần gặp những vấn đề họ đặt ra với mình, Chúa Giêsu lại dẫn họ đi bước trước để giúp họ hiểu rõ hơn và sống đúng hơn, thế nhưng một mực họ vẫn cố chấp, từ chối và cuối cùng là tìm cách giết chết Ngài.
3. Nhóm Biệt phái gài bẩy Chúa Giêsu như thế nào ?
a/ Tại sao muốn gài bẩy Chúa Giêsu mà họ lại sai môn đệ đi với bè phái Hêrôđê ?
Có nhiều nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng đây là điều khó hiểu: thứ nhất là người Biệt phái không dạy dỗ bao giờ, thứ hai họ là những người cương quyết bảo vệ sự tự do cho dân Chúa trước sự áp bức đô hộ cuae Đế quốc Rôma tại Giuđê. Vì thế, một Biệt phái đứng tuổi mà đi hỏi về vấn đề nộp thuế thì chắc chắn không phải là chuyện tự nhiên, vì ông rất rõ về tập tục phải nộp thuế cho Đền thờ và chống lại việc phải nộp thuế cho Đế quốc, mà lại sai môn đồ của mình đi với phe Hêrôđê, là nhóm thân với Rôma, để đặt vấn đề nầy với Chúa Giêsu, để có thể làm cho Chúa Giêsu nghi ngờ mà vấp ngã vào cái bẫy của họ. Như thế, việc người biệt phái không đến mà sai môn đồ là để dễ đưa Chúa Giêsu vào bẩy hơn, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu thêm rằng đó có thể là niềm kiêu hãnh của họ, họ nghĩ rằng sai môn đồ đi cũng chắc thắng được Chúa Giêsu.
b/ Lời khen nịnh của phái đoàn ở câu 16: Nội dung đúng sự thật, như thế họ mới dễ đưa Chúa Giêsu vào bẩy. Có được phép nộp thuế cho Xê-sar hay không ? Câu hỏi đó giả định như thế nào ? Nó giả định không nộp thuế cho Hoàng Đế là chuyện bình thường. Cái gây thành vấn đề ở đây là nộp thuế. Đặt câu hỏi như thế, rõ ràng người hỏi đã tỏ rõ lập trường chính trị của họ. Đây là câu hỏi của người Biệt phái.
Bẩy của câu hỏi nằm ở chổ nào ? Bẩy của câu hỏi không nằm trong chính câu hỏi, mà nằm trong thực tế của cuộc tranh luận. Nếu Chúa Giêsu chấp nhận phải, thì Ngài sẽ bị lên án là kẻ phản bội Tổ quốc, chạy theo Đế quốc Rôma và nhóm Biệt phái sẽ có cơ hội hạ uy tín của Ngài. Còn nếu Chúa Giêsu tuyên bố chống nộp thuế như nhóm Biệt phái, thì phe Hêrôđê sẽ phản ứng tức thhì và sẽ tố cáo Ngài với Tổng trấn là Chúa Giêsu phản động chống việc nộp thuế.
4.Chúa Giêsu đã tránh cạm bẩy và dạy địch thủ của Ngài như thế nào ? vf Ngài muốn điều gì trong câu trả loiè của Ngài ? (câu 21)e
a/ Tìm hiểu câu 18: Cái gì cho thấy họ là bọn giả hình ? Vừa khen Chúa Giêsu mà vừa giăng bẩy hại Ngài. Câu nói của Chúa Giêsu giúp địch thủ nhận ngay rằng họ không thể là đối thủ của Ngài, và nếu như các ông thầy của họ đã cho họ biết phần thắng đã nằm trong tay, thì họ càng hiểu ra rằng chính các bậc thầy của họ cũng không phải là đối thủ của Chúa Giêsu. Vái hiểu hiện sinh ấy giúp họ nhận ra rõ hơn nữa về con người của Chúa Giếu (Ngài thấu suốt suy nghĩ trong họ: Ngài không đánh giá theo kiểu bên ngoài-Ngài nói sự thật-không vị nể ai).
b/ Tại sao Chúa Giêsu yêu cầu cho Ngài xem đồng tiền thuế ? Đồng tiền thuế khác đồng tiền thường chỗ nào ?
Người Do Thái không được phép đúc tiền bằng đồng đỏ hay bằng bạc mà chỉ bằng thau. Cũng không được dùng những thứ ít giá trị nầy để nộp thuế thân hay thuế điền thổ. Vì thế khi yêu cầu họ cho Ngài xem đồng tiền thuế, là buộc họ phải lộ rõ tính cách giả hình nơi họ. Nói thì  ra vẻ tẩy chay Hoàng Đế, Chúa Giêsu đã bắt họ hãy quay về với chính họ. Cái bẩy mà giăng cho người khác mắc, thì chính họ lại rơi vào => Họ tiếp tục dùng đồng tiền của Hoàng Đế thì phải nhận là theo Hoàng Đế, mà nếu không dùng tiền của Hoàng Đế thì cuộc đời họ sẽ ra sao ?
c/ “Của Xê-sar trả về Xê-sar”; “Của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”: phải hiểu câu nầy thế nào ?
* “Của Hoàng đế thì trả cho Hoàng đế”: Nếu đồng tiền ấy là của Hoàng đế thì hãy đem nó trả lại cho Hoàng đế. Câu nầy có ý nghĩa cho mọi người, cho người mắc nợ, cho cả người bóc lột lẫn người bị bóc lột. Đối với người mắc nợ, nợ ai thì phải trả cho người đó. Mắc ơn thì phải đền ơn. “Ăn quả thì nhớ kẻ trồng cây”. Còn với người bóc lột: Đây là lời nhắn nhủ người bóc lột, đã layý của ai thì phải trả lại cho người đó. Nếu Đế quốc và thực dân trấn áp bóc lột những nước bị trị, thì phải đêm của cải trả lại cho họ. Còn người bị bóc lột, tại sao phải cống nộp cho người bóc lột mình ?
* “Của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa”: Có cái gì là không phải của Thiên Chúa không ? Nếu tất cả những gì tốt lành, những gì không phải tội lỗi, đều là của Thiên Chúa ban cả, thì có gì mà không phải trả cho Thiên Chúa. Trong câu trả lời nầy, Chúa Giêsu đã gắn nỗi bận tâm về tương quan với con người vào mối tương quan với Thiên Chúa. Vì mối tương quan với con người, muốn có nền tảng, muốn đúng hướng, công bằng thì phải được xây dựng trên tương quan với Thiên Chúa. Tương quan đúng với Thiên Chúa là: Của Thiên Chúa thì trả lại cho Thiên Chúa => Con người mang hình ảnh của Thiên Chúa, nên thuộc về Thiên Chúa, phải trả lại chính thân xác và linh hồn mình cho Thiên Chúa, nghĩa là phải sống thế nào để chiếm cho được hạnh phúc Nước Trời với Thiên Chúa. Mà mối tương quan đúng với Thiên Chúa là phải Thờ phượng Ngài trên hết mọi sự, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mình và yêu thương mọi người như chính mình.

- - - - - - - - - -  oOo - - - - - - - - - -