“ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT, QUAN TRỌNG NHẤT”

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN
Năm A (Mt 22,34-40)
“ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT, QUAN TRỌNG NHẤT”

I. BÀI HỌC:
            Sau khi nhóm Biệt phái và Pharisiêu tiến cử một Luật sĩ đến đặt câu hỏi để thử Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất ?”. Chúa Giêsu đã khẳng định qua câu trả lời, để giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của hai giới luật lớn nhất là “Mến Chúa và yêu người”. Được coi như là một, vì cả hai quan trọng như nhau, nên không thể chỉ giữ giới răn nầy mà bỏ giới răn kia hoặc coi trọng giới răn nầy mà coi thường giới răn nọ.
Kính thờ, yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải thương yêu anh em. Mà yêu thương giúp đỡ anh em là thực hiện lòng tôn thờ, yêu mến đối với Thiên Chúa.
Tất cả các điều răn đều qui về Hai điều luật quan trọng nầy !

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN . A

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN . A
1/ Xh 22,20-26)    2/ (1Tx 1,5c-10)  3/ (Mt 22,34-40)
“ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT, QUAN TRỌNG NHẤT”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Cuộc đối đầu giữa Chúa Giêsu với các luật sĩ, Biệt phái, Xa-đốc, phái Hêrôđê, Kỳ mục, Thượng tế … càng ngày càng mạnh liệt và gay cấn. Họ tìm đủ mọi cách trong mọi dịp để giăng bẩy, tìm mọi sơ hở để tố cáo và thanh toán Chúa Giêsu cho hợp luật. Từ những câu hỏi về nộp thuế cho Hoàng đế (Mt 22,15-22) đến vấn đề kẻ chết sống lại (Mt 22,23-33). Rồi đến giới răn trọng nhất (Mt 22,34-40). Trước các âm mưu gài bẩy đầy ác ý của họ, Chúa Giêsu đã chứng tỏ cho thấy nơi Ngài, một sự khôn ngoan trổi vượt và một lập trường với quyền uy của Đấng ban luật. Vì những con người lầm lạc và chai đá nầy vẫn không nhận ra vai trò Thiên Sai của Ngài… Để rồi họ phải nghe những lời quở trách nặng nề từ miệng Chúa Giêsu (Mt 23,13-36), Đấng luôn nhân hậu và khiêm tốn (Mt 11,29) không thể im mãi trước những gian ác của họ. Câu trả lời của Chúa Giêsu chỉ nhắc lại luật Cựu Ước, tuy nhiên Chúa Giêsu đã kết hợp các luật đó thành một thực tại duy nhất, làm nền tảng cho mỗi Kitô hữu sống trong Giáo Hội mà Ngài thiết lập: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.

“HÃY TRẢ LẠI CHO THIÊN CHÚA NHỮNG GÌ THUỘC VỀ NGÀI”

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN
Năm A (Mt 22,15-21)
“HÃY TRẢ LẠI CHO THIÊN CHÚA NHỮNG GÌ THUỘC VỀ NGÀI”

I. BÀI HỌC:
            Là một công dân trong đất nước Việt Nam, mỗi người chúng ta phải chu toàn bổn phận là yêu mến Tổ quốc, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Đồng thời là một công dân Nước Trời, người Kitô hữu phải yêu mến, vâng phục và xây dựng Giáo Hội, để mở mang Nước Chúa ở trần gian bằng cuộc sống chứng nhân trong công cuộc Truyền Giáo.

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN . A

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN . A
1/ Is 45,1.4-6)    2/ (1Tx 1,1-5b)  3/ (Mt 22,15-21)
“HÃY TRẢ LẠI CHO THIÊN CHÚA NHỮNG GÌ THUỘC VỀ NGÀI”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Thiên Chúa là Đấng tạo hóa. Ngài đã tạo nên vũ trụ, mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, cùng muôn loài muôn vật, đã sắp đặt cho thời gian xoay chuyển, thời tiết thuận hòa nắng mưa để cho con người, là tạo vật tuyệt vời trong công trình sáng tạo của Ngài, được hưởng dùng.
Thật vậy, tất cả những gì mà chúng ta đang hưởng, đang có, đang hiện hữu là của Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người chúng ta: Từ sự sống, sức khỏe, trí tuệ, tài năng đến không khí, thời gian và tất cả của cải vật chất mà mỗi người chúng ta đang tận hưởng trong cuộc sống ở trần gian nầy đều là bởi Thiên Chúa và hướng tới mục đích cứu cánh, là đạt đến sự sung mãn trong hạnh phúc vô biên với Thiên Chúa. Vì thế Thiên Chúa đòi chúng ta phải trả lại cho Ngài tất cả những gì là của Ngài, là thuộc về Ngài, có nghĩa là trả lại cho Thiên Chúa cả thân xác và linh hồn của mỗi người chúng ta. Sau khi kết thúc cuộc sống trần gian nầy, để vào hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa tình yêu. Chúng ta cùng tìm hiểu bài Tin Mừng (Mt 22,15-21) để nhận rõ thánh ý của Thiên Chúa là Cha, để cố gắng sống chuẩn mực theo những gì Thiên Chúa đã dạy chúng ta trong cuộc sống, hầu đạt đến hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa.

AI TÍN

 

AI TÍN
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”
     (Thánh Phanxicô Assisi)

TRONG NIỀM TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH
GIA ĐÌNH CHÚNG CON THƯƠNG TIẾC BÁO TIN:

Chồng, Cha của chúng con:

Ông Cố: GIOAN BAOTIXITA  TRƯƠNG MẾN

Sinh ngày 20 - 11 – 1937, tại Gio Sơn, Bến Hải, Quảng Trị
Thân phụ của Nữ Tu MATTA  TRƯƠNG THỊ ÁNH DUYÊN
Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, Hàm Tân, Phan Thiết.

Đã được Chúa gọi về lúc 15 giờ 00, ngày 13 tháng 10 năm 2014.
(Nhằm ngày 20 tháng 9 năm Giáp Ngọ)

Hưởng Thọ 77 tuổi.

Thánh Lễ An Táng: 14 giờ 00, thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tại nhà thờ giáo xứ Gio Linh, Hạt Hàm Tân, Giáo phận Phan Thiết.

Kính xin Quý Bề trên, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, cùng Quý vị hiệp lời cầu nguyện cho ông Gioan Baotixita được hưởng Nhan Thánh Chúa.

          Hợp thỉnh                                                    Kính báo
 Linh mục Chánh xứ                             Bà cố: Anna Nguyễn Thị Vẽ
                                                          Nữ Tu: Matta Trương Thị Ánh Duyên
                                                               Cùng gia đình đồng kính báo.

Giuse  Nguyễn Văn Hiên

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN . A

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN . A
1/ Is 25,6-10a)    2/ (Pl 4,12-14.19-20)  3/ (Mt 22,1-14)
“TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC MỜI DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Từ cổ chí kim, từ xưa tới nay, tuy cuộc sống của con người có nhiều thay đổi, nhưng hình ảnh “bữa tiệc” luôn gợi lên một ý nghĩa, diễn tả sự quy tụ để chia sẽ một niềm vui và sự mong muốn của bất kỳ ai. Lời ca của Ngôn sứ Israel về người Cha nhân hậu đang vang lên xuyên qua mọi thời đại và đang thấu đến tâm từng người trong chúng ta. Người Cha đó sẽ lau khô những giọt lệ khổ đau của từng người và đem đặt ngồi vào bàn tiệc để thiết dãi “thịt thì béo rượu thì ngon” (Is 25,6-19a).Đối với thân phận bé nhỏ mỏng manh của kiếp người, thì đó không phải là một diễm phúc sao ? Ấy thế mà vẫn không ít kẻ vẫn thản nhiên, thờ ơ từ chối ! Thậm chí còn đày đọa, lên án, chống đối các sứ giả được phái đến để mời đón họ vào dự “Bàn tiệc Thánh Nước Trời”. Đi sâu vào bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta sẽ nhận ra, để từ đó, mỗi người hãy suy xét về thái độ của chính bản thân, để sữa đổi, để quyết tâm siêng năng hơn cho việc đến với “Thánh Lễ” mỗi ngày.

“TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC MỜI DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI”

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN
Năm A (Mt 22,1-14)
“TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC MỜI DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI”

I. BÀI HỌC:
            Qua dụ ngôn “tiệc cưới”, muốn diễn tả cho chúng ta thấy: Thiên Chúa là Đấng nhân từ, Ngài muốn cho tất cả mọi người chúng ta được hạnh phúc vinh quang Nước Trời. Nếu chúng ta từ chối lời mời gọi của Thiên Chúa, sống xa lìa tình yêu của Ngài, thì chúng ta sẽ không xứng đáng được sống đời đời trong hạnh phúc Nước Trời với Thiên Chúa.

“VƯỜN NHO"

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN
Năm A (Mt 21,33-43)
“VƯỜN NHO: CŨ => DO THÁI GIÁO
                                         MỚI => GIÁO HỘI CÔNG GIÁO”
I. BÀI HỌC:
            Câu chuyện dụ ngôn “Vườn nho” trong (Mt 21,33-43): muốn làm nổi bật lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với Dân riêng là Do Thái. Thế nhưng họ đã sống khước từ tình yêu Thiên Chúa, đã giết chết các Tiên Tri mà Thiên Chúa gởi đến với họ, kể cả Con Một Thiên Chúa là Đức Giêsu. Vì thế, Thiên Chúa đã thiết lập Dân mới là Giáo Hội qua Đức Giêsu và đã giao cho các Tông Đồ cai quản. Chúa Giêsu đã đặt Phêrô làm đầu Giáo Hội.

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN. A

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN . A
1/ Is 5,1-7)    2/ (Pl 4,6-9)  3/ (Mt 21,33-43)
“VƯỜN NHO: CŨ => DO THÁI GIÁO
                                         MỚI => GIÁO HỘI CÔNG GIÁO”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên không bỏ rơi con người phải chết muôn đời trong tội lỗi, Ngài đã hứa ban ơn cứu độ. Để thực hiện lời hứa cứu độ, Thiên Chúa đã chọn một Dân riêng, để qua dân tộc nầy Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài: Thiên Chúa đã chọn, gọi ông Abraham, và từ ông trở thành một dân tộc vĩ đại, đó là dân Do Thái. Từ dân tộc được chọn và ưu đãi nầy, nhân loại đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm Người, là Đức Giêsu, để thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu xuất hiện, Ngài đã công khai rao giảng, hướng dẫn dạy dỗ con người biét sống nên thánh và chữa lành các bệnh tật trong dân. Cuối cùng Ngài đã chịu chết trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã thiết lập Giáo Hội, là dân mới, để tiếp tục công cuộc cứu độ của Ngài cho đến tận thế. Ngài trở nên là đầu và tất cả chúng ta là chi thể trong Nhiệm thể là Giáo Hội. vì thế, mỗi người chúng ta được mời gọi tham gia vào công việc truyền giáo trong Giáo Hội, là Vườn nho mới của Chúa Kitô.