1/ (Kn 12,13.16-19) 2/ (Rm 8,26-27) 3/ (Mt 13,24-43)
“THIÊN CHÚA: ĐẤNG GIÀU LÒNG XÓT
THƯƠNG LUÔN KIÊN TÂM CHỜ ĐợI CHÚNG TA”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Khi chúng ta chờ đợi một ai, một cái gì, một kết
quả nào ... thì hầu như thời gian ngừng trôi, làm chúng ta thường sốt ruột, nhất
là kết quả hay ai đó mà bắt chúng ta đợi cờ lâu, có thể sự bực mình sẽ chiếm đoạt
cả con người ta, làm chúng ta nản lòng thoái chí ... mà bỏ luôn ! Thế nhưng đối
với Thiên Chúa thì lại khác. Ngài rất mực từ tâm, nhận nãi đợi chờ tất ca mọi
người trở về với Ngài. Đó chính là nét son đặc biệt nơi Thiên Chúa Tình Yêu.
Qua Dụ ngôn "Cỏ lùng" mà chỉ có Thánh sử Matthêu trình thuật lại cho
chúng ta, giúp cho ta hiểu biết về Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương và rất
mực từ tâm nhận nãi trong đợi chờ.
1. Cấu
trúc của bản văn:
a. Lời trình bày Dụ ngôn cho dân chúng (câu
24-33).
* (câu 24-30): Dụ ngôn Cỏ lùng => Diễn tả sự
kiên tâm chờ đợi của Thiên Chúa.
* (câu 31-32): Dụ ngôn Hạt cải => Diễn tả sự
trưởng thành lớn lên, lan rộng của Lời Chúa - sự phát triển của Giáo Hội.
* (câu 33): Dụ ngôn Men trong bột => Sự dậy
men, sự gây ảnh hưởng tốt của Lời Chúa bằng đời sống chứng nhân của Kitô Hữu.
b. Lý do giảng dạy bằng Dụ ngô (câu 34-35)
c. Lời giải thích cho các Môn đệ (câu 36-43).
d. Các câu 18-23: Lời giải thích Dụ ngôn
"Người gieo giống".
2.
Tìm hiểu ý nghĩa Dụ ngôn :
a. Dụ
ngôn "Cỏ lùng": Xét
về mặt cốt yếu và ý nghĩa, xem ra dễ dàng hiểu được ý nghĩa của Dụ ngôn này:
Con người sa ngã, phản nghịch lại Thiên Chúa là do Satan. Thiên Chúa không tiêu
diệt ngay, nhưng mong muốn con người hoán cải - qua trung gian là Đức Giêsu
Kitô. Thiên Chúa kêu mời những kẻ được dành cho vào Nước trời hạnh phúc. Nhờ sứ
vụ là Lời Đức Giêsu, đồng thời còn nhờ đến tâm tình đón nhận Lời mà Đức Giêsu mời
gọi, khuyên dụ, Nước trời dần dần được thiết lập một cách bí nhiệm.
Vậy tại sao tội lỗi, sự ác còn tồn tại ? Tại
sao tội nhân không bị kết án, loại trừ mà vẫn còn được chung sống với con cái
Nước trời ? Tại sao cuộc chung thẩm để phân chia người lành thánh và kẻ hung dữ
lại phải trì hoản ?
* Dụ ngôn trả lời: Không thể phán xét trước kỳ
hạn. Việc nóng lòng chờ đợi ngày Thiên Chúa phán xét phải nhường chỗ cho sự
kiên nhẫn đợi chờ của Thiên Chúa. Khi đến kỳ hạn, Ngài sẽ chọn lọc người lành
ra khỏi kẻ dữ để thiết lập Nước trời cách dứt khoát trong vinh quang (câu
29-30).
Trong lời mời gọi "kiên nhẫn" ấy,
chúng ta có thể hiểu ngầm một lời kêu gọi hãy kính sợ, hãy khiêm tốn chờ trong
cuộc phán xét. Sở dĩ nên trì hoãn việc nhổ cỏ lùng là vì ta không thể tự ý chiếm
lấy cho mình đặc quyền của Thiên Chúa, quyền giải quyết vấn đề là biết ai là
lúa tốt, ai là cỏ lùng xấu xa ... nên phải sống trung thành với Lời của Nước trời,
chớ đừng xem thường Lời đó, coi Lời Chúa như một bảo đảm an toàn cho mình để sống
tự cao, giả tạo, mà ỷ lại không đem ra thực hành.
b. Dụ
ngôn "Hạt cải" (câu 31-32): Ý nghĩa Dụ ngôn này được sáng tỏ từ hai cực: Bước đầu hạt cải nhỏ bé, đối
nghịch với giai đoạn tăng triển sau cùng của nó; với giai đoạn đã biến nó thành
cây lớn nhất trong mọi thứ rau cỏ, để trở thành nơi ẩn núp, làm tổ cho các loài
chim. Điều này giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và giá trị của Lời Chúa, cũng
như sự lớn mạnh, dù trước đó có dáng vẻ khiêm tốn ... Nước Trời sẽ lớn mạnh và
vô cùng vĩ đại trong vinh quang và uy quyền.
c. Dụ
ngôn "Men trong bột" (câu 33): Xét về hình thức hiện thời thì
Dụ ngôn nầy có phần hơi khác với Dụ ngôn Hạt cải một chút: nó không nhấn mạnh đến
sự tương phản giữa Men ít ỏi với khối bột khổng lồ dậy lên, cho bằng đến đặc
tính riêng của Men là làm dậy số bột to lớn => Muốn nói lên đặc tính, sức mạnh
và giá trị của Lời Chúa. Đồng thời muốn nêu bật đến đời sống chứng nhân của người
Kitô Hữu: Nếu biết lắng nghe, đón nhận và sống theo Lời Chúa dạy, hậu quả sẽ lớn
lao cho bản thân và với tha nhân.
II.
Chú thích:
* Cỏ
lùng: Có dáng dấp như cây lúa
thật, tương tự như một thứ lúa hoang dại tại các cánh đòng ở Việt Nam được gọi
là "lúa trời". Chỉ phân biệt khi lúa chín. Tác hại của cỏ lùng là hút
các màu mỡ của đát và các loại phân bón làm thiệt hại đến năng suất của cây
lúa. Cỏ lùng được hiểu nghĩa bóng là sự gian dối của người gian ác, ảnh hưởng xấu
trong cộng đồng con người.
* Hãy
đẻ chúng mọc lên cả hai: Người
Do Thái vốn tin rằng khi Đấng Messia đến thì mọi kẻ dữ sẽ bị tiêu diệt. Trong
khi Đức Kitô đến, Ngài đã minh định rằng Thiên Chúa vẫn kiên tâm chờ đợi và vẫn
để cho kẻ dữ sống chung với người lành cho đến ngày tận thế: "Ngài vẫn cho
mưa xuống trên người lành lẫn kẻ dữ".
* Hạt
cải: Ở xứ Palestin có một giống
cây cải thân cao lớn tới 2-3 mét, chịu đựng thời tiết nắng gió, mà hạt vẫn nhỏ
như các loại hạt cả khác.
* Ba
thúng bột: Đây là một lượng bột
khá lớn (60-70 kg). Như thế, Thánh sử Matthêu muốn nhấn mạnh đến hiệu lực của
"Men" Nước trời nơi các Kitô Hữu. Bề ngoài xem ra yếu ớt, nhưng sức mạnh
thật vô song. Nhờ gương lành, đời sống chân thật, thánh thiện của người tín hữu
sẽ lôi cuốn kẻ khác.
* Khóc
lóc và nghiến răng: Hình ảnh của đau khổ nơi hỏa ngục theo quan niệm của
người Do thái. Nơi không có chân lý, không có sựthật, không có tình yêu chân thực
và hạnh phúc ... vì không có Thiên Chúa.
III.
Ý chính bài Tin Mừng:
Qua Dụ ngôn mà Thánh sử Matthêu trình thuật
trong bài Tin Mừng, đã làm sáng tỏ thêm Mầu nhiệm Nước Trời. Tuy khởi sự thật
nhỏ bé, khiêm tốn (với một số ít người). Nhưng sẽ triển nở âm thầm và mảnh liệt,
sự phát triển không thể ngờ (hiện nay đã có nhiều người). Đừng nóng nảy, đừng bồn
chồn, đừng thất vọng trước những thử thất, bách hại. Hãy kiên trì vững tâm
trong niềm tin, thời gian sẽ minh chứng điều đó.
IV. Sứ điệp Tin Mừng:
"* Hạt giống tốt
được gieo xuống đất trước tiên và khắp mọi nơi, trong tâm hồn mỗi người. Và hạt
giống tốt cũng được gặt hái sau cùng ở khắp mọi nơi, nơi mỗi người. Cỏ lùng, cỏ
dại không phải là cái đầu tiên từ nơi Thiên Chúa, nên cũng không phải là cái cuối
cùng ở trong Vương quốc Tình yêu của Ngài, nên bị loại bỏ ra ngoài, nơi
"khóc lóc và nghiến răng", là đau khổ.
* Giáo Hội lúc ban đầu nhỏ nhoi, hiện tại còn ít ỏi so với thế giới.
Nhưng chúng ta đừng thất vọng. Hãy nổ lực để xây dựng và phát triển Giáo Hội
trong công cuộc Truyền giáo mà Chúa Giêsu đã truyền ban, để Giáo Hội lớn lên,
phát triển và lan rộng khắp nơi đến tận cùng bờ cỏi trái đất, bằng chính đời sống
chứng nhân của mình.
* Hãy nhìn thế giới, xã hội với cái nhìn lạc quan, bằng cái nhìn Đức tin
trước những tệ nạn, những bất công, những áp bức, tham nhũng, đời sống đạo đức
xuống cấp trầm trọng trong mọi lĩnh vực ... Hãy vững tin rằng Hạt giống tốt sẽ
không bao giờ mất đi, nhưng sẽ thành cây tươi tốt. Thiên Chúa là Đấng nhẫn nại
chờ đợi, Ngài kiên tâm chịu đựng hàng thế kỷ trước tội lỗi và bất công của con
người, để mời gọi chúng ta cộng tác với ơn Chúa, để ban ơn Cứu độ (Rm 3,26).
Ngài gớm ghét tội lỗi, nhưng Ngài yêu thương tội nhân trở lại cùng Ngài, để được
ơn tha thứ. Nếu Thiên Chúa không nhẫn nại, kiên tâm chịu đựng đối với tội lỗi của
chúng ta, thì giờ đây chúng ta và toàn thể nhân loại sẽ ra sao ?
* Lời Chúa là hạt giống tốt: Tâm hồn ta là mảnh đất, đời ta là cánh đồng,
cuộc sống của ta là men. Hãy cố gắng hơn trong mọi công việc dù lớn hay nhỏ, nhất
là trong công việc giảng dạy Giáo lý. Với sứ mệnh Truyền giáo để đem Lời Chúa
gieo vãi khắp mọi nơi, nơi mỗi người, để Lời Chúa được trổ sinh nơi ta, nơi các
em và nơi mỗi người. Để có mùa gặt bội thu !
* "Mùa gặt" là ngày "Tận thế": Trong mùa gặt, lúa tốt
cất vào kho lẫm, còn cỏ lùng sẽ bị bỏ vào lửa và đốt đi. Trong ngày tận thế,
người lành và kẻ dữ sẽ được tách biệt, như chiên được tách khỏi dê. Người lành
thánh sẽ được chiêm ngưỡng Thánh nhan Thiên Chúa, để được hưởng hạnh phúc muôn
đời. Còn kẻ dữ, gian ác (tội lỗi) sẽ bị bỏ vào "hỏa ngục" là nơi đau
khổ, là nơi phải khóc lóc và nghiến răng, là nơi đau khổ muôn đời muôn kiếp.
- - - - - - - - - - oOo - - - - - - - - - -