* Làm phép lá: (Mt 21,1-11)
* Thánh lễ: 1/ (Is 50,4-7) 2/ (Pl 2,6-11) 3/ (Mt 26,14-27,1-66)
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG
KHÓ CHÚA GIÊSU
I. Ý nghĩa:
Bước vào Chúa Nhật Lễ Lá – Giáo Hội tưởng niệm
việc Chúa Giêsu Kitô vào Thành Thánh Giêruselem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua
của Ngài.
1. Phụng vụ hôm nay, Giáo Hội tung
hô cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu khi Ngài tiến vào Thành Thánh Giêruselem năm
xưa. Dân chúng đã tung hô, đón rước Ngài cách long trọng, họ trải áo trên đường
đi, tay cầm lá vạn tuế, miệng hô vang: “Vạn tuế Co Vua David, chúc tụng Đấng
nhân danh Chúa mà đến”. Tiếp theo phụng vụ lại mời gọi chúng ta bước theo Ngài
trên con đường Thập Giá khổ nhục.
2. Dân chúng tung hô, chúc tụng Chúa
Giêsu, rồi sau đó họ lại đả đảo và đòi giết Ngài trên Thập Giá theo lời xúi giục
của các thượng tế và kỳ lão.
3. Tham dự vào cuộc rước lá, chúng
ta tung hô Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế:
* Chúng ta cùng theo Chúa long trọng tiến vào Thành
Thánh Giêruselem.
* Chúng ta sẽ theo Ngài trên đường lên núi sọ,
để cùng chia sẽ nỗi đau khổ của Chúa, để cùng chết với Ngài, để cùng được sống
lại với Ngài vinh hiển.
II. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
2 chương (Mt
26-27,66)
Chúng ta có thể gọi bài Thương Khó của
Thánh Matthêu là “Trình thuật dành cho một hội nhóm phụng vụ của các tín hữu”.
Lối hành văn sáng sủa, có hệ thống và rõ ràng dưới các sự kiện rất thích hợp với
phụng vụ. Được soi sáng bởi Đức Tin của Giáo Hội, các biến cố trong giờ tử nạn
của chúa giêsu, giúp chúng ta cảm nhận và hiểu hơn về ý nghĩa của Mầu Nhiệm Vượt
Qua, để chúng ta cùng “Chết” với Chúa trên con đường “Khổ nạn” của cuộc sống từng
ngày.
A. Phân đoạn, tìm hiểu
theo từng phần Chương 26:
1. Câu 1-5: Chúa Giêsu tiên báo việc Ngài sắp
chịu khổ nạn (c 5), các thượng tế và kỳ lão bàn kế bắt Chúa Giêsu (c 3-5).
2. Câu 6-13: Cô Maria (chị Lazarô) xức dầu thơm
cho Chúa Giêsu => Tiên báo việc mai táng Chúa Giêsu sau khi Ngài chịu chết.
3. Câu 14-16: Một trong nhóm 12, là Giuđa
Iscariôt bán Thầy.
4. Câu 17-19: Chúa Giêsu và các Môn đẹ chuẩn bị
ăn mừng lễ Vượt Qua, bữa tiệc Vượt Qua cuối cùng của Chúa Giêsu (Tiệc Ly).
5. Câu 20-25: Chúa Giêsu lột trần âm mưu (bán
Thầy) vủa Giuđa.
6. Câu 26-29: Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
7. Câu 30-35: Chúa Giêsu tiên báo Phêrô chối Thầy.
8. Câu 36-46: Chúa Giêsu cầu nguyện tại vườn
Cây Dầu. Tâm trạng đau buồn, thổn thức xao xuyến … trước cuộc khổ nạn sắp xảy đến
cho Chúa.
9. Câu 47-56: Chúa Giêsu bị Giuđa hôn nộp và bị
bắt.
10. Câu 57-68: Chúa Giêsu chịu khổ nhục trước
Thượng hội đồng Do Thái.
11. Câu 69-75: Phêrô, môn đệ nhiệt thành đã chối
Thầy ở sân Thượng tế.
B. Phân đoạn, tìm hiểu
theo từng phần Chương 27:
1. Câu 1-2: Chúa Giêsu bị giải đến quan Tổng trấn
Philatô.
2. Câu 3-10: Giuđa hối hận, thắt cổ tự vận.
3. Câu 11-26: Trước tòa Philatô, Chúa Giêsu khẳng
định Ngài là Vua. Dân chúng đòi giết Chúa Giêsu và xin tha cho Baraba tên trộm
cướp.
4. Câu 27-31: Chúa Giêsu chịu đội vòng gai và bị
đem đi đóng đinh.
5. Câu 32-38: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập
Giá-cùng với hai tên trộm.
6. Câu 39-44: Chúa Giêsu bị nhục ạ, bị chê cười,
bị sỉ nhục khi bị treo trên Thập Giá.
7. Câu 45-56: Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng
trên Thập Giá, dưới sự chứng kiến của nhiều người, đặc biệt là các bà đạo đức.
8. Câu 57-61: Ông Giuse quê ở Arimathêa táng
xác Chúa Giêsu trong mồ đá.
9. Câu: 62-66: Bố trí lính canh giữ Ngôi Mộ để
khỏi bị Môn đệ lấy cắp xác Chúa Giêsu.
III. Nhận định cuộc
thuong khó nhờ “Lời nói Chúa Giêsu” soi
sáng biến cố:
Khác
với Maccô, trình thuật của Matthêu mang nét độc đáo, xúc tích, rõ ràng trong
sáng, để cho các biến cố diễn ra thực sống động của từng chi tiết. Matthêu
tránh mọi khuyết điểm về lối hành văn thường gặp trong Maccô, cũng như tránh mọi
hiểu lầm có thể xảy ra. Nhưng nét độc đáo hơn cả là Matthêu đã biết làm nổi bật
những biến cố bằng “Lời nói của Chúa Giêsu”: * Chúa Giêsu nói với Giuđa, có vẻ
hơi úp mở, nhưng ta có thể thấy Chúa Giêsu ám chỉ đến (Tv 55,13-14.21-22). Rồi
Ngài nói với người môn đệ đã sử dụng đến thanh gươm để tự vệ, và giải thích nhiều
lời về lối hành xử của Thiên Chúa (Mt 26,52-54). Chúa Giêsu cũng nói với quan,
với quân lính và với cả dân chúng nữa. Ở đây là giây phút đầu của cuộc Khổ nạn,
nê có tầm mức hết sức quan trọng: các “Lời nói của Chúa Giêsu” là nguyên tắc
soi sáng hành vi của Ngài khi bị bắt trong vườn Cây Dầu, sẽ cho ta nguồn sáng
quý báu để hiểu được phần nào Mầu Nhiệm Khổ nạn mà chúng ta đang chiêm ngắm.
Matthêu
còn cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chọn lựa con đường khổ nạn với sự hiểu biết và
hoàn toàn tự do. Bởi vì nơi cuộc Khổ nạn, Ngài đã nhận ra lối đi mà chương
trình của Thiên Chúa đã vạch sẵn. Chúa Giêsu đã khước từ việc dùng vũ lực để chống
lại vũ lực, vì lối hành xử ấy chẳng những không cứu được ai hết, mà còn bị rơi
vào vòng lẩn quẩn (Mt 26,52). Ngài cũng đã từ chối việc cậy nhờ đến sự can thiệp
của quyền năng làm phép lạ của Thiên Chúa. Không phải là Chúa Giêsu hồ nghi là
Ngài bị Chúa Cha ruồng bỏ, nên không được Thiên Chúa Cha can thiệp giúp đỡ,
nhưng Ngài biết rằng đó không phải là con đường dẫn tới nơi Ngài muốn (Mt
26,53). Vì đã đến giờ mà những gì được ghi trong Kinh Thánh phải được ứng nghiệm
và hoàn tất.
Hai
lần Matthêu đã nhấn mạnh đến ý tưởng ấy: “Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng
nghiệm sao được ?” (Mt 26,54). “Nhưng toàn bộ việc này xảy ra là để ứng nghiệm
những lời chép trong sách các Ngôn Sứ” (Mt 26,56). Ngay từ đầu độc giả Kitô hữu
được báo trước về chiều hướng của trình thuật nầy. Vì khi chiêm ngắm cuộc Khổ nạn,
Giáo Hội tiên khởi đã được dẫn ý từ Thánh Kinh để tìm hiểu ý nghĩa của Mầu Nhiệm
Vượt qua. Giáo Hội có ý thức rằng có một sự tương đồng hoàn toàn giữa ý định của
Thiên Chúa đã được báo trước trong Cựu Ước và các biến cố xảy ra, cho dẫu ngay
từ đầu đã làm cho người ta ngạc nhiên không ít! Sự tương đồng ấy đã được chính
Chúa Giêsu cho biêt ngay từ khi hoàn tất, vì Ngài đã hoàn toàn ý thức trong lời
nói và trong hành động. Ngài nhấnmạnh đến sự nối kết chặt chẽ giữa những gì sắp
xảy ra và kế đồ của Thiên Chúa đã được Mặc Khải trong Kinh Thánh từ trước. Còn
các Tông Đồ lúc bấy giờ cũng không hiểu được mối liên kết ấy, cho nên họ sửng sốt
và bối rối trước lời nói và hành động của Chúa Giêsu. Họ đã hành động không
thích ứng, xử sự đến gươm giáo khi Chúa Giêsu bị bắt, rồi rút lui bằng cách trốn
chạy, bỏ Thầy lại một mình hoặc đã chối Thầy. Matthêu muốn làm nổi bật sự đối
chọi giữa “Lời nói của Chúa Giêsu” và số phận người ta bắt Ngài phải chịu. Người
ta tìm cách giết Ngài, nhưng không tìm đâu ra lý do để buộc tội. Cuộc buộc tội
nầy thay vì đưa đến việc kết tội bị can, lại cho mọi người thấy tước phẩm cao vời
của Chúa Giêsu. Rồi đến khía cạnh thứ hai của sự đối chọi là Con Người cao trọng
nơi Chúa Giêsu, thay vì đối tượng của việc tôn vinh lại trở thành bia nhắm của
mọi lời nhục mạ và chế giểu Ngài (Mt 26,67). Cuộc xử án bất công ấy chính Giuđa
đã công nhận: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan” (Mt
27,4), đó là “giá máu” (Mt 27,6) mà Chúa Giêsu phải trả. Các Thượng tế cũng gọi
tiền Giuđa trả lại là “giá máu” (Mt 27,6). Như thế ý định của Thiên Chúa được
hoàn tất đúng như lời Kinh Thánh qua sự đồng lõa của Giuđa, các thượng tế và kỳ
lão Do Thái.
Mầu
Nhiệm Khổ Nạn phải hoàn tất, phải kết thúc trong sự sống lại, để cuối cùng ánh
sáng Phục Sinh bao phủ ngập tràn trên các Tông Đồ, trên những ai nhờ lời của
Chúa Giêsu đã nói mà tin vào Ngài và nhờ Ngài mà nhận ra Tình Yêu của Thiên
Chúa Cha. Và chỉ khi nào biến cố tử nạn được thực hiện, được hoàn tất trên Thập
Giá thì chúng ta mới có thể nhận ra được mối liên kết thâm sâu và ý nghĩa của
biến cố nầy với những lời Kinh Thánh đã
được ghi chép. Tức là chúng ta mới hiểu được, mới nhận được và sống được mối
liên hệ Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu một cách thiết thực. Từ
đó, niềm tin của chúng ta được bồi dưỡng và phát triển, Và qua đó chúng ta mới
hiểu rõ: “Lời của Thiên Chúa là Lời Tạo Dựng, là Lời Cứu Độ, là Lời ban Sự Sống,
là Lời hướng dẫn cuộc đời của mỗi người chúng ta: “Lời Chúa là đèn soi bước con
đi”, để từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc sống khi biết
“lắng nghe và áp dụng thực hành Lời Chúa” trong cuộc sống từng ngày, như lời mời
gọi của Chúa Giêsu: “Phúc cho ai nghe và thực hành Lời Chúa”, “Ai yêu mến Thầy,
thì vâng nghe Lời Thầy”.
Khi
lắng nghe Lời Chúa và sống thực hành là chúng ta đang sống theo Ý của Thiên
Chúa Cha như Chúa Giêsu, có nghĩa là ta đang rập khuôn theo Chúa Giêsu, sống
như Chúa sống, làm như Ngài làm, nói như Ngài nói… Vì lương thực của Chúa Giêsu
là làm theo ý Đấng đã sai Ngài, và khi thực hiện đưng ý của Chúa Cha, Ngài đã
được tôn vinh vì đã đem lại Ơn Cứu Độ cho toàn thể nhân loại, theo kế hoạch của
Thiên Chúa, Hãy sống vâng phục Thiên Chúa Cha như Chúa Giêsu đã thực hiện đó
là: “Chết vì Yêu !”
- - - - - - - - - - oOo - - - - - - - - - -