CHÚA NHẬT II PHỤC SINH . A

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH . A
1/ (Cv 2,42-47)    2/ (1Pr 1,3-9)  3/ (Ga 20,19-31)
“BÌNH AN CHO ANH EM’
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
            “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Đó là lời chúc phúc và khẳng định của Chúa Giêsu Phục Sinh đối với tất cả chúng ta, là những người không được diễm phúc sống thời Chúa Giêsu, không được chứng kiến cuộc khổ nạn và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài, qua những cuộc hiện ra sau khi sống lại từ cõi chết. Nhờ Lời Kinh Thánh và nhờ Giáo Hội, mà chúng ta trở nên kẻ có phúc vì đã “Tin” vào Chúa Giêsu là Đấng đã chết và đã sống lại vinh hiển để cứu chuộc chúng ta.

            “Đức Tin” là một ân huệ siêu nhiên mà chúng ta nhận lãnh một cách nhưng không. Hồng ân này đòi hỏi chúng ta phải cảm nhận và cảm tạ trong từng ngày sống. Vì Đức Giêsu Kitô đã yêu thương chúng ta cho đến nỗi bằng lòng chịu chết. Chính vì thế, nên chúng ta sống, không còn sống cho mình nữa mà sống cho Đấng đã chết vì yêu chúng ta: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà Đức Kitô sống trong tôi”, nghĩa là ta thuộc trọn về Chúa Kitô, để nhờ Người, với Người và trong Người, mà chúng ta có thể sống thánh thiện hầu đạt đến hạnh phúc mà chính Người đã hy sinh chịu chết vì chúng ta. Đó chính là niềm tin sống động trong cuộc đời mỗi Kitô hữu.
II. Nhận định:
Trong chương 20 của Tin Mừng Thánh Gioan, cho ta thấy tính cách duy nhất về phương diện văn chương cũng như ý nghĩa. Thánh Gioan nhắc lại một vài lần hiện ra của Đức Kitô Phục Sinh ở Giêrusalem. Ý tưởng chính ở đây là: Hành trình đi từ kinh nghiệm xác thể bên ngoài qua việc thấy: “Mồ trống, khăn liệm, khăn che mặt; tháy Chúa Giêsu hiện diện bằng xương bằng thịt, thấy các vết đinh …” đưa đén niềm tin linh thiêng: Chúa Giêsu đã từ cõi chết sống lại.
1. Phân đoạn: Từ ý tưởng chủ đạo ấy, có thể chia chương 20 như sau
* Phần 1: (câu 1-18) Buổi sáng Phục Sinh
+ Đoạn 1 (câu 1-10): Ngôi Mộ trống.
+ Đoạn 2 (câu 11-18): Đức Kitô Phục Sinh hiện ra với Maria Madalena.
* Phần 2: (câu 19-29) Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các Môn Đệ
+ Đoạn 1 (câu 19-23): Chúa Giêsu hiện ra trong ngày Phục Sinh với các Môn đệ- Chúc bình an-Sứ vụ sai đi (câu 21)- Ban Thánh Thần (câu 22)- Ban ơn tha tội (câu 23).
+ Đoạn 2 (câu 24-29): Tám ngày sau, Chúa Giêsu Phục Sinh lại hiện ra với các Môn đệ, có cả ông Tôma. Tôma tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh.
+ Lời bạt (câu 30-31): Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Tin vào Ngài và sẽ được sống nhờ Danh Ngài.
2. So sánh:  Cả hai phần được sắp đật giống như nhau
            * Vai chính ở phần 1 là Maria Madalena, giống như Tôma vai chính ở phần 2.
- Maria Madalena: Hoảng hốt, bật khóc khi thấy Mồ trống.
- Tôma: Nghi ngờ về việc Đức Giêsu Kitô sống lại, không có mặt khi Phêrô và Gioan thấy Mồ trống, không có mặt khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các Môn đệ.
            + Maria Madalena tuyên xưng Đức tin của mình khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với bà.
            +Tôma cũng đạt được một Đức tin sôi nổi và cảm động khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra cùng ông vào 8 ngày sau đó.
            * Ở cả hai phần, vấn đề là khi tiếp xúc với thân xác Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô được làm cho nổi bật lên bằng niềm tin. Đức tin của Maria Madalena đưa tin (câu 29). bà đến sứ mạng là đi loan báo sự Phục Sinh của Chúa Giêsu cho các Môn đệ. Cũng như sự tuyên xưng lòng tin của Tôma, khởi đầu cho Đức tin của tất cả những ai không thấy mà
            * Trong mỗi phần luôn có tiến trình đi từ kinh nghiệm thể xác dẫn đến Đức tin thiêng liêng:
+ Gioan tin khi nhìn thấy các khăn liệm xác Chúa Giêsu.
+ Maria Madalena tin khi nghe giọng n ói quen thuộc gọi tên mình.
+ Các Môn đệ tin khi ngắm các vết đinh và cạnh sườn Chúa Giêsu Phục Sinh.
+ Tôma tin khi được phép rờ vào thân xác Phục Sinh của Chúa Giêsu.
            3. Chú thích: Bài Tin Mừng trên tuy được trình bày như một diễn tiến liên tục, nhưng thực ra Thánh Gioan đã kết hợp từ 4 thời điểm khác nhau để diễn tả một chủ đích:
            * (câu 19-23) Chiều ngày thứ nhất, Đức Giêsu Kitô Phục Sinh hiện ra tại một căn phòng ở Giêrusalem (có thể là tại căn phòng Tiệc Ly).
            * (câu 24-25) Thời điểm sau ngày Chúa Giêsu Phục Sinh (có thể vẫn tại căn phòng hôm trước)
            * (câu 26-29) Ngày thứ 9 sau ngày Chúa Phục Sinh (8 ngày sau), chắc cũng tại căn phòng đó. Nơi các Tông đồ đang ẩn cư.
            * (câu 30-31) Thời điểm Gioan ghi lại trình thuật trên và kết thúc Tin Mừng của Ngài.
            * Các cửa đều đóng kín (câu 19+26): Vì các Tông đồ rất sợ giáo quyền Do Thái. Đức Giêsu Kitô Phục Sinh chưa ban ơn Chúa Thánh Thần cho các ông, sau ngày Lễ Ngũ tuần khi được tràn đày Chúa Thánh Thần, các ông mới can đảm. Cửa đóng kín mà Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn xuất hiện giữa các ông như một người bình thường phải vào nhà qua cánh cửa, nên các ông hoảng sợ!
            * “Bình an cho anh em”: Đây là lời chào thân tình của người Do Thái. Lời chào của Chúa Giêsu Phục Sinh lúc này có giá trị như một lời an ủi và khích lệ lớn lao.
            * “Phúc cho những ai không thấy mà Tin”: Đây là một lời vừa khen ngợi vừa khuyến khích với ý nghĩa rất sâu xa của Chúa Giêsu Phục Sinh. Chắc hẳn là không ngụ ý bao hàm đến những người có miền tin hời hợt, không thành tâm và thiếu ý thức, thiếu sự thể hiện Đức tin bằng hành động cụ thể “Đức Tin không việc làm là Đức Tin chết”. Khi chứng kiến niềm xác tín đó là điều tất nhiên, nhưng khi không nhìn thấy tận mắt mà vẫn tin, là điều vượt lên trên chính mình bằng niềm tin, vì thế mới là cái phúc cho những kẻ không thấy mà tin, để sống niềm tin ấy. Chúng ta có đức Tin và sống niềm tin là nhờ Giáo Hội và mhờ Lời Kinh Thánh.
III. Áp dụng theo Tin Mừng:
            1. Bạn đã thục sự sống điều bạn tin chưa ? Tại sao ?
Dấu chỉ tự bản chất, đưa người chứng kiến đến ngưỡng cửa của tòa nhà Đức Tin. Giữa những người Do Thái kém tin trước những việc Chúa Giêsu đã thực hiện. Chúa Giêsu đã nói: “Nếu Ta đã không thực hiện ở giữa họ những công việc mà không một ai khác làm được, thì họ đã không mắc tội …” (Ga 15,24). Vậy qua các lý chứng xác thực nơi Đức Giêsu Kitto, Người đã được Chúa Cha sai đến để thực hiện và minh chứng cho tình yêu, cho sự thật, cho chân lý, cho sự sống đời đời đối với tất cả những ai “Tin” vào Người để được cứu độ: thì thật là kẻ có phúc! Thế nhưng trước bao nhiêu phép lạ Chúa Giêsu đã làm kèm theo với những lời giảng dạy chí tình chí lý cho cuộc sống, đem lại hạnh phúc đích thực. Nhất là lời loan báo về cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu phải gánh chịu, đưa cái chết ô nhục trên Thập Giá để cứu độ nhân loại, mà các Tông đồ vẫn hoài nghi, ngỡ ngàng không hiểu thấu! Mãi đến lúc Thánh Thần ngự xuống trên các ông, lúc đó các ông mới hiểu được và đã can đảm làm chứng bằng lời rao giảng và bằng cả cuộc sống của mình. Như thế, Đức tin cần nhiều yếu tố từ những chứng cứ cụ thể đã xảy ra nơi cuộc đời của Chúa Giêsu, đến cả những lời Kinh Thánh đã ghi chép về cuộc đời sứ mệnh của Ngài, chính là yếu tố rất cần thiết cho tất cả chúng ta hôm nay là những người không thấy mà vẫn xá tín niềm tin vào Chúa Giêsu là Đấng đã cứu độ chúng ta bằng cái chết trên Thập Giá. Tin vào Chúa Giêsu có nghĩa là can đảm bước theo Ngài trên đường Thập Giá, là chấp nhận hy sinh trong từng ngày sống. Nhờ Lời Chúa dạy, chúng ta nhận ra được chân lý sự thật, trong những điều xảy ra nơi cuộc sống, mà đòi chúng ta phải nghiệm, phải suy để mà can đảm hy sinh từ bỏ, mà lắm lúc hầu như mâu thuẩn với cuộc sống của bản thân. Đó chính là hành động của “Đức Tin”. Trong Tin Mừng, nhất là trong Tin Mừng thứ tư, Thánh sử Gioan thích nói về hành động của Đức Tin hơn đức tin trừu tượng, tức là sự dấn thân, mà bởi đó, người ta mới trở thành Môn đệ của Chúa Giêsu. Đó là sự quyết định không ngừng: Quyết định tin tưởng vào Chúa Giêsu. Sự quyết tâm này là động lực động viên toàn bộ con người mình sống Tin-Cậy-Mến vào quyền năng của Chúa một cách chắc chắn, và từ đó hành động theo như Lời Chúa dạy, là áp dụng thực hành Lời Chúa trong đời sống của mình! Khi ta suy gẫm Lời Chúa, thì đức tin của chúng ta đang được bồi dưỡng bởi súc mạnh của Lời Chúa trong quyền năng Thanha Thần hướng dẫn, rồi đem ra sống thực hành chính là hành động của Đức Tin. Qua mầu nhiệm Tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu, là một bảo chứng vững chắc cho niềm tin của chúng ta: “Nếu chúng ta cùng chết với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ cùng được sống lại với Người!”.
Hãy xác tín niềm tin cào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Hãy uốn nắn đời mình trở nên giống Chúa Giêsu Kitô: trong suy tư, trong lời nói, trong hành động, … Để trở nên Môn đệ chân chính của Chúa Giêsu Phục Sinh, hầu đạt được Ơn Cứu Độ và đem Ơn này đến cho mọi người đang sống chung quanh chúng ta trong sứ mệnh Truyền Giáo.
- - - - - - - - - -  oOo - - - - - - - - - -