CHƯƠNG TRÌNH VÀ Ý NGHĨA TUẦN THÁNH

CHƯƠNG TRÌNH VÀ Ý NGHĨA TUẦN THÁNH
I. CHÚA NHẬT LỄ LÁ:
Tưởng niệm Chúa Giêsu tiến vào Thành Thánh Giêrusalem
A. Phần chuẩn bị:
1/ Tại nhà xứ: * Bàn trải phẩm phục màu đỏ.
                        * Sách lễ Roma-Bình nước Thánh-Bình hương-Tàu hương-Thánh Giá bằng lá-Âm thanh-Bàn nhỏ để lá (Sau khi làm phép lá phát cho giáo dân).
2/ Trong Nhà Thờ:      * Trên bàn nhỏ: Chén Thánh-Bình đựng bánh-Rượu nước.
                                  * Nơi Tòa Giảng: 2 bên để 2 giá sách (Để đọc bài Thương Khó).
Hình ảnh Lễ Lá        Hình ảnh Thánh Lễ Tiệc Ly               Hình ảnh Canh Thức Phục Sinh

B. Chương trình:
1/ Khi cộng đoàn tập trung: Đọc kinh như thường lệ, sau đó mời cộng đoàn tập trung tại sân nhà xứ.
2/ Bắt đầu vào nghi thức:
ND:  Hôm nay, Hội Thánh long trọng tưởng niệm Chúa Kitô tiến vào Thành Thánh Giêrusalem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Vì thế, chúng ta cùng hân hoan trong niềm tin, như Dân xưa, tay cầm cành lá, miệng hô vang: “Hoan hô Con Vua Đavít; Chúc tụng Vua Israel, Đấng nhân danh Chúa mà đến, hoan hô Chúa trên các tầng Trời”. Chúng ta hãy đem cả niền tin mà hăng hái bước theo Người. Xin Người ban ơn, để chúng ta cùng thông phần đau khổ với Người đã chịu chết trên Thập Giá, hầu được chia sẻ vinh quang Phục Sinh và sự sống của Người.
3/ Làm phép lá - Phát lá – Công bố Tin Mừng (Mt 21,1-11).
4/ Rước lá tiến vào Nhà Thờ (Hương – LM chủ tế cầm Thánh Giá – Lễ sinh – Ca đoàn vừa đi vừa hát Thánh Vịnh – HĐMV – Giáo dân.
5/ Thánh lễ như thường lệ (Có đọc bài Thương khó: Mt 26,14-27,66)
II. TAM NHẬT VƯỢT QUA:
A. Thứ Năm Tuần Thánh: Thánh lễ tiệc ly       Hình ảnh
Tưởng niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể - Chức Linh Mục – Ban luật yêu thương.
1. Chuẩn bị:   * Ấm nước-Thau-Khăn trắng dài để Lm thắt lưng, lau chân-Xà bông-Khăn lau tay.
                                    * Lễ phục Trắng-Hương lửa trước và sau Thánh lễ.
                                    * Thánh Giá-nến cho 12 Tông đồ rước kiệu Thánh thể.
* Trống-Chiêng lúc hát kinh Vinh Danh-Ghế cho 12 Tông đồ ngồi rửa chân.
* Bàn của lễ: Bánh lễ đủ cho ngày hôm sau-Rượu nước như thường.
2. Thánh Lễ: Khi Lm mặc phẩm phục ở cuối Nhà Thờ, người dẫn đọc:
            “Hôm nay chúng ta bắt đầu theo Chúa Giêsu từng bước trong những ngày cuối cùng của cuộc đời trên trần gian của Người. Chiều thứ Năm, sau bữa Chiên Vượt Qua theo luật Do Thái, Chúa Giêsu bắt đầu thực hiện việc hoàn tất tự hiến để Thiên Chúa được Vinh Danh, nhân loại được cứu độ: “Người lập Bí Tích Thánh Thể, trao phó trước cho nhân loại sự sôngw mà Người hoàn toàn tự hiến ngày hôm sau. Trao Mình và Máu Thánh của Người cho các Môn Đệ, rồi Người bảo: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Như thế, Chúa Giêsu cũng đã thiết lập Chứ Linh Mục, để có người tiếp nối công việc giảng dạy và thông ban ơn Thánh cho nhân loại mãi đến ngày tận thế. Qua việc rửa chân cho các Tông Đồ, Người đã ban bố luật Yêu Thương, dạy ta bài học tự hạ trong phục vụ để yêu thương anh chị em, như Người đã tự hiến vì Yêu thương chúng ta.
            Phụng vụ hôm nay gồm có 4 phần chính:
            1. Phụng vụ Lời Chúa dẫn chúng ta vào bữa Tiệc Ly của Chúa.
            2. Nghi thức rửa chân cho các Tông Đồ.
            3. Phụng vụ Bí Tích Thánh Thể.
            4. Kiệu Mình Thánh Chúa về Nhà Tạm phụ và sau đó công đoàn sẽ Chầu Canh Thức trước Thánh Thể để cùng thứ với Chúa trong vườn Dầu.
a. Phụng vụ Lời Chúa:
* Bài đọc 1: (Xh 12,1-8.11-14) ND.  “Bài trích sách Xuất Hành mà chúng ta sắp nghe đọc đề cập đến chỉ thị của Thiên Chúa về bữa tiệc Vượt Qua. Trong bữa tiệc này, người Do Thái ăn thịt Con Chiên không tỳ ố, tiêu biểu cho Đấng Cứu Thế Con Chiên tinh tuyền”
* Bài đọc 2: (1Cr 11,23-26) ND: “Trong bài Thánh Thư hôm nay, Thánh Phalô đề cập việc Chúa Giêsu thành lập Bí Tích Thánh Thể và cho biết rằng: Khi chúng ta ăn Mình và uống Máu Thánh Chúa, là chúng ta loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Người trở lại trần gian trong ngày tận thế”.
* Bài Tin Mừng: (Ga 13,1-15)  -  Giảng  - (Không đọc kinh Tin Kính)
b. Nghi thức rửa chân: Khi Lm tiến về bàn thờ cởi áo lễ, thắt khăn, thì ND đọc: “Trước khi lìa bỏ các Tông Đồ ra đi chịu chết, Chúa Giêsu đã dạy cho các ông và cho tất cả chúng ta một bài học quý giá: Bài học bác ái. Người đã trối lại một cách long trọng, sống đọng và cụ thể bằng việc Chúa lấy nước rửa chân cho các ông. Cộng đoàn chúng ta hiệp thông với Linh mục Chủ tế để vừa tưởng niệm việc Chúa đã làm ngày xưa, vừa cố gắng thi hành bài học quý giá ấy trong cuộc sống từng ngày.
(Trong khi Lm rửa chân cho các vị Tông Đồ, Ca đoàn hát về: Tình Yêu – Bác ái – Phục vụ).
c. Phụng vụ Thánh Thể:  Dâng lễ vật : 12 vị Tông Đồ.
d. Nghi thức kiệu Mình Thánh Chúa:
            Sau khi Rước lễ xong, Lm đọc lời nguyện Hiệp lễ - Lễ sinh mang bình hương và khăn choàng vai ra.
ND: Phần cuối cùng của Phụng vụ hôm nay là kiệu Mình Thánh Chúa qua bàn thờ phụ, và lột khăn bàn thờ chính. Giáo Hội từ xa xưa có truyền thống cất giữ Mình Thánh Chúa ở một nơi khác, trước là để dành Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân và cho Giáo Dân rước lễ ngày hôm sau, đồng thời sống lại thời gian Chúa Giêsu vào vườn Cây Dầu cầu nguyện để đi vào cuộc thương khó. Chúng ta hãy cùng vào vườn Cây Dầu với Ngài, qua các phiên chầu Thánh Thể.
            * Lm xong hương Thánh Thể và bắt đầu rước kiệu: Mỗi người đi rước tay cầm nến cháy sáng, Ca đoàn hát Tôn thờ Thánh Thể.
* Khi đến bàn thờ phụ: Lm xông hương Thánh Thể - Ca đoàn hát Tantum (Đây Nhiệm Tích).
* Các giờ chầu của các giới.(Khi kết thúc ra về trong thinh lặng)

B. Thứ Sáu Tuần Thánh:
Tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết.
* 15 giờ: Đi Đàng Thánh Giá trọng thể.
* 16 giờ: Nghi thức tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết.
Khai mạc: Cộng đoàn tập trung trong Nhà Thờ đọc kinh Tin – Cậy – Mến – Ăn năn tội.
ND: “Hôm nay đọc bài Cựu Ước, trích sách Tiên Tri Isaia, ta cảm thấy vừa buồn vừa vui, vừ đau khổ, vùa hy vọng, vì Chúa Giêsu bị đánh đập, nhưng Ngài lại chữa ta khỏi vết tội nhơ. Bài thư hai, trích thơ gửi Tín hữu Do Thái, đề cập đến Đức Giêsu Con Thiên Chúa đã vâng phục Chúa Cha, chịu đau khổ và chịu chết trên Thập Giá để Cứu Độ chúng ta.
            Trong bầu không khí buồn thảm ngày Đại tang của Giáo Hội, chúng ta hãy hình dung cảnh cô đơn của Đấng Cứu Thế trong vườn Giêtsimani, Ngài tự tìm an ủi nơi ba người bạn thân nhất là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Nhưng cả ba lại ngủ say, Ngài quỳ cầu nguyện một mình giữa hai nhân chứng câm lặng và lạnh lùng là Trời và Đất. Ngài chịu đau khổ vì bị bỏ rơi trong cảnh hải hùng của đêm tối. Chưa bao giờ Ngài buồn phiền như hôm nay, nên đã thốt lên: “Linh Hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được” (Mt 26,38). Chúng ta hãy hình dung cảnh tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh: Ngài bị treo trên Thập Giá, sức nặng của thân mình luôn luôn trì xuống, làm cho Ngài phải chết dần vì nghẹt thở: Nghẹt thở vì bị treo, lòng ngực luôn ở thể thở ra và hô hấp rất ít dưỡng khí. Sự thiếu dưỡng khí làm tăng độ trong máu và do đó, máu bị nhiễm độc, làm co rút các bắp thịt. Lồng ngực mỗi lúc mỗi bị hãm, khiến mỗi lúc một yế dần. Ngài chỉ còn cách là cựa quạy hai chân trên đinh để nâng mình lên cho đôi tay đỡ bị kéo. Như thế giảm bớt độ cao hai tay trên đầu. Đến khi hai chân kiệt sức, thì bị ngẹt thở. Cơn hấp hối cứ theo mỗi nhịp vươn lên sập xuống làm thành một cơn chiến đấu khinh khủng.
            Hôm nay, khi Thờ Lạy Thánh Giá, chúng ta hãy tưởng nghĩ xưa kia Thập Giá là hình phạt, là nhục nhã, là điên rồ; nay trở thành đối tượng vinh dự và hạnh phúc của chúng ta. Xưa kia là hình bóng của sự chết, nay là nguyên lý giải thoát và cứu độ chúng ta.
            Đứng trước Thánh Giá Chúa Giêsu, chúng ta sấp mình cung kính thờ lạy với lòng yêu mến, biết ơn và đền tạ.
            Nghi thức gồm 3 phần:         * Phần thứ nhất: Phụng vụ Lời Chúa
                                                                        * Phần Thứ hai: Kính thờ Thánh Giá.
                                                                        * Phần thứ ba: Rước lễ
            - Bắt đầu nghi thức, Lm chủ tế tiến ra bàn thờ và phủ phục trước bàn thờ.
            - Khi Lm phủ phục kính mời cộng đoàn quỳ cầu nguyện trong thinh lặng.
1. Phụng vụ Lời Chúa: Lm đứng đậy, tiến đến bàn thờ đọc lời nguyện.
            * Bài đọc 1: (Is 52,13-53,12) – Hát: Thánh Vịnh: 30
            * Bài đọc 2: (Dt 4,14-16;5,7-9)
            * Bài Thương Khó (hát)
            * Lời cầu nguyện cho mọi người.
2. Kính thờ Thánh Giá:        Sau các lời nguyện, rước Thánh Giá ra bàn thờ.
* Suy tôn Thánh Giá – Kính thờ Thánh Giá: Lm “Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.
                                                                         Cộng đoàn: “Ta hãy đến thờ lạy”.
* Hôn kính Thánh Giá: Lm, Thầy phó tế, Quý Soeurs, HĐMV; còn lễ sinh trải khăn bàn thờ.
3. Rước lễ: Đặt Thánh Giá trên bàn thờ - Thầy phó tế kiệu Mình Thánh Chúa về bàn thờ.
* Lm xướng: “Vâng lệnh Chúa…” – kinh Lạy Cha – Cộng đoàn rước lễ.
* Cộng đoàn tiếp tục hôn kính Thánh Giá.
C. Thứ Bảy Tuần Thánh:
Tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết, chịu mai táng.
* 19 giờ: Canh thức Phục Sinh:
a. Chuẩn bị: * Trước tiền sảnh đặt bàn trải khăn, nến Phục Sinh, dĩa 5 hạt hương đinh, bút vẽ, sách lễ Rôma, đèn pin, nến nhỏ cho lễ sinh thắp từ cây nến Phục Sinh trao cho cộng đoàn. Lò củi, than để đốt lửa, kẹp gắp than (cử người đốt lửa đúng lúc). Bình hương-tàu hương-chiêng trống (cử người đánh khi hát kinh Vinh Danh).
* Trong phòng Thánh: Lễ phục trắng. các bình hoa và nến để chưng bày khi hát kinh Vinh Danh. Bàn thờ trải khăn trắng (không trang trí hoa nến). Nhà tạm để trống và mở cửa.
* Bàn của lễ: Bánh Rượu. Chân nến Phục Sinh (đặt tại Tòa giảng), các chum nước-bình nước Thánh.
b. Ý nghĩa và nghi thức: Khi Lm chủ tế và Lễ sinh chuẩn bị tiến ra trước Tiền sảnh, người dẫn đọc:
(ND): Kính mời cộng đoàn đứng. Chúng ta đã cùng với toàn thể Giáo Hội sống trọn vẹn 40 ngày Chay Thánh. Như các Tông Đồ ngày xưa lo buồn, sợ hãi, tản mác mỗi người một nơi. Ngôi mộ Chúa thì tảng đá lớn đã lấp kín. Hôm nay là ngày trầm lắng, vắng vẻ và tang tóc đau buồn nhất. Đã đến giờ tưởng niệm cuộc sống lại khải hoàn của Đấng Cứu Độ, Hội Thánh tổ chức Đêm Vọng, cử hành các nghi thức làm phép Lửa, Nến Phục Sinh và nước Rửa Tội.
Làm phép Lửa, vì Lửa là hình ảnh tượng trưng Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian, Ngài đã đến thế gian để đem ngọn Lửa yêu mến, tức là tác động của Chúa Thánh Thần để sưởi ấm Vũ Trụ và tâm hồn của mọi con người.
Làm phép Nến Phục Sinh: Vì đó cũng tượng trưng Chúa Kitô. Khi làm phép Nến, Giáo Hội kêu xin ánh sáng Chúa Kitô chiếu soi đén đâu, thì quyền năng của Ngài đánh tan những mưu chước độc ác của ma quỷ đến đấy.
Làm phép Nước Rửa Tội: Giáo Hội kêu gọi chúng ta hãy tưởng nghĩ đến Ơn Cứu Độ, tưởng nghĩ đến Bí Tích Thanh Tẩy, nơi chúng ta chết trong tội lỗi, chôn với Chúa Giêsu trong Nước Rửa Tội, để được sôngw lại với Ngài trong Ân sũng.
Các bài Kinh Thánh đọc trong đêm nay đều gợi lên hình ảnh của việc Tạo dựng mới, cuộc giải thoát mới, đời sống mới, lề luật mới và kỷ nguyên mới; kỷ nguyên của những kẻ được cứu độ. Với tâm tình hân hoan và hy vọng, chúng ta hãy bước vào nhi thức trong niềm tin => Chúng ta hân hoan vì Chúa của chúng ta đã Phục Sinh, đã chiến thắng thế gian, chiến thắng ma quỷ và sự chết muôn đời. Hy vọng, vì chúng ta quyết tâm bước theo Chúa Kitô, chúng ta chắc chắn sẽ được sống lại với Ngài trong vinh quang. Đây là đêm dân Israel ăn thịt chiên và được cứu thoát, là đêm họ đã đi qua Biển Đỏ khô chân. Đây là đêm Chúa Kitô đập tan xiềng xích tửu thần, và từ âm phủ khải hoàn đi lên. Đây là đêm Giáo Hội, ngay từ thửa đầu, vẫn chờ mong Chúa sống lại.
            Nghi lễ đêm nay gồm 4 phần: 1/Pv Ánh Sáng,   2/ Pv Lời Chúa,  3/ Pv Phép Rửa,  4/ Pv Thánh Thể.
(Khi Lm tiến tới cửa nhà thờ, thì tắt toàn bộ đèn, duy trì điện âm thanh)
I. Phụng vụ Ánh Sáng: Lm chào cộng đoàn và đọc: “Anh chị em thân mến, trong đêm cực Thánh nầy …”
* Làm phép Lửa-Làm phép Nến Phục Sinh, thắp nến Phục Sinh lan tỏa-Kiệu Nến Phục Sinh- Công bố Tin Mừng Phục Sinh. (Khi công bố Tin Mừng Phục Sinh, mọi người đứng, tay cầm nến cháy sáng)
II. Phụng vụ Lời Chúa:
(ND) Kính mời cộng đoàn ngồi và tắt nến. Chúng ta bước sang phần thứ hai của nghi thức, phần phụng vụ Lời Chúa. Những bài Thánh Kinh sau đây, một phần có ý nghĩa lịch sử, một phần có ý nghĩa luân lý và tiên tri. Nhưng tất cả đều liên quan đến việc chúng ta được tái sinh trong Đức Kitô nhờ phép rửa Tội.
* Lời nguyện: Lm Chủ tế: Anh em thân mến…
Bài đọc 1:(St 1,1.2,2) (ND) “Được trích từ hai chương đầu của sách Sáng Thế, nói đến việc Thiên Chúa tạo thành trời đất và loài người trong 6 ngày và ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi. Đây là hình ảnh của việc tạo dựng mới trong tâm hồn ta”.
Đáp ca: Thánh vịnh 103 ca ngợi những kỳ quan của việc tạo dụng: Dưới hơi thở của Thánh Thần, vũ trụ tràn đày hồng ân Thiên Chúa ban cho loài người. Chúng ta hãy cùng với Giáo Hội, với toàn thế giới hát lên Thánh Vịnh nầy để ca ngợi sự tạo dựng mới, là sự Phục Sinh của Đức Kitô trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

* Lời nguyện: (Kính mời cộng đoàn đứng). Lm Chủ tế đọc lời nguyện
 Bài đọc 2: (St 22,1-18) “Bài đọc thứ hai đề cập đến việc Abraham vâng lệnh Chúa sát tế đứa con duy nhất của mình là Isaac. Vì sự hoàn toàn vâvg phục và có một Đức tin mạnh mẽ, Abraham được Thiên Chúa chúc phúc để trở thành người cha một dân tộc đông đúc như sao trên trời và như cát dưới biển”.
Đáp ca: Thánh vịnh 15

* Lời nguyện: (Kính mời cộng đoàn đứng). Lm Chủ tế đọc lời nguyện
Bài đọc 3: (Xh 14,15-15,1) Bài đọc thứ ba diễn tả lại việc dân Do Thái đi qua giữa lòng  biển đỏ khô cạn và được bình an, hình ảnh cuộc giải thoát mới do công trình cứu rỗi của Chúa Kitô.
Đáp ca: Bài ca xuất hành (Hát luôn khi vừa dứt bài đọc vì không đọc “Đó là Lời Chúa”.

*Lời nguyện: (Kính mời cộng đoàn đứng). Lm Chủ tế đọc lời nguyện

Bài đọc 4: (Is 55,1-11) Tiên tri Isaia đã loan báo một thời kỳ thịnh đạt mà Israel sẽ được vui hưởng, thời kỳ mà Chúa sẽ ký kết một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Chúa đã hứa với David.
Đáp ca:

* Lời nguyện: (Kính mời cộng đoàn đứng). Lm Chủ tế đọc lời nguyện
Bài đọc 5: (Ez 36,16-28) Tiên tri Ezikiel cho dân Do Thái biết vì họ bỏ Chúa để tôn thờ các thần tượng, phạm đủ các thứ tội và Danh Chúa bị xúc phạm, nên họ bị lưu đày. Nhưng rồi Chúa sẽ quy tụ họ trở về, thanh tẩy họ sạch khỏi vết nhơ bụt thần, ban cho họ một quả tim và một Thần trí mới, để họ thực thi các huấn lệnh của Chúa.
Đáp ca: Thánh vịnh 50

=> Lm Chủ tế xướng kinh Vinh Danh
(Rung chuông, đánh chiêng trống hồi dài. Chưng hoa nến bàn thờ-giật màn).
* Lời nguyện nhập lễ: Lm Chủ tế đọc lời nguyện “Chúng ta dâng lời cầu nguyện, …”

* Bài đọc 6: (Rm 6,3-11) (Kính mời cộng đoàn đứng) Bài đọc Tân Ước trích trong thư Thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn Rôma, bằng lời dạy dỗ, Ngài xây dựng đời sống mới của các Tín hữu trên lòng tin vào Đức Giêsu Kitô sống lại. Nhờ sự chết của Người, Chúa Giêsu đã hủy diệt tội lỗi. Phép Rửa, bước thứ nhất chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu Phục Sinh, giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và bước thứ hai Người dẫn chúng ta vào cuộc sống mới dành cho một mình Thiên Chúa.
Kết thúc bài đọc: (Kính mời cộng đoàn đứng)
Lm Chủ tế xướng: ALLELUIA
Ca đoàn hát Thánh Vịnh – công đoàn đáp: Alleluia (không tiền xướng)
*Tin Mừng: (Mt 28,1-10) – Giảng – Không hát kinh Tin Kính

III. Phụng vụ Phép Rửa:
            1. Làm phép Nước
            2. Lặp lại lời tuyên hứa Phép Rửa Tội
            3. Rảy Nước Thánh trên cộng đoàn – Ca đoàn hát: “Tôi đã thấy nước từ bên phải . . .”

IV. Phụng vụ Thánh Thể
            * Dâng lễ vật.
            * Lời nguyện Hiệp lễ - phép lành BÌNH AN CỦA CHÚA PHỤC SINH
- - - oOo - - -