1/ (Xh 17,3-7) 2/ (Rm 5,1-2.5-8) 3/ (Ga 4,5-42)
ĐỨC GIÊSU LÀ NGUỒN NƯỚC
HẰNG SỐNG
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Trong cuộc sống, điều mà mọi người
chỉ tìm được niềm vui an bình cho chính mình và ai cũng luôn quý mến: Đó là “sự
thật”. Sống với người chân thật, nghe những lời nói thật và làm những việc thật
… Thế nhưng có khi tự chính mình lại coa điều không thật: “Bụng mình mà không
tin, thì tin bụng ai”. Tại sao lại có chuyện như vậy ? Nhưng đâu dễ kể ra được!
Vì nó đâu phải chuyện giản đơn, dễ thấy, dễ nói! Nó thường ẩn núp sau “cái tôi”
và thường khoác lên những danh nghĩa mỹ miều; vì thế này thế nọ, vì lợi ích cho
tập thể này cộng đoàn kia (dân tộc, nhân loại) mà thực ra chỉ là tham vonhj cá
nhân hoặc phe nhóm. Ngôn từ càng kêu, càng ồn ào thì thường lại càng thiếu thực
chất và giả tạo (giống như bán quảng cáo). Thế nên, điều cần phải khám phá nhất
trên cõi đời là “Chân lý sự thật”, là lý tưởng đích thật vẫn còn bị bao phủ bởi
lớp mây mù gian dối! Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria là
một tia sáng quý báu cho chúng ta về “Chân lý sự thật”.
II. Nhận định:
1/ Dựa vào bối cảnh chung (chương 2-4), ta phải hiểu đoạn Tin Mừng này thế nào
?
* Ga 2,1-12: Phép lạ ở Cana, phép lạ đầu tiên)
* Ga 2,18: Dấu lạ “phá Đền Thờ, ba ngày xây lại”
=> Để tin vào Chúa Giêsu.
* Ga 3,9-11: Hành trình Đức tin thất bại của
ông Nicôđêmô.
* Ga 4,1-53: Hành trình Đức tin thành công của
phụ nữ Samaria.
Các chương trên cho ta thấy hai dấu lạ để tỏ
cho thấy Chúa Giêsu là ai, là Đấng nào ?
* Nicôđêmô: Là một bậc thầy Israel, khởi đầu hành
trình Đức tin do mình, cuộc gặp gỡ đã đưa đến thất bại.
* Hai người ngoại: phụ nữ Samaria và viên sĩ
quan: Khởi đầu hành trình Đức tin do Chúa, cuộc gặp gỡ đã đưa đến thành công. Vậy
bối cảnh của các chương này là: “Hành
trình Đức Tin theo hướng Kitô học”.
2/ Phân đoạn: Câu chuyện phụ nữ Samaria được bố cục
rất kỷ lưỡng. Nó gồm 2 cuộc đối thoại chính lồng vào trong những câu thuật sự.
a. Nhập đề: Chúa Giêsu đến thành Samaria cạnh
bên thửa đất Giacóp và gặp thiếu phụ bên bờ giếng (câu 5-6)
b. Đối thoại với thiếu phụ Samaria: (câu 7-26)
* Chúa Giêsu đã làm cho thiếu phụ nhận ra Ngài
là Người ban nước sự sống.
* Chúa Giêsu đã làm cho thiếu phụ nhận ra Ngài
là Ngôn sứ.
* Chúa Giêsu đã làm cho thiếu phụ nhận ra Ngài
là Đấng Thiên sai.
c. Phần chuyển đề: (câu 27-30) Khi các Môn đệ
trở về, họ ngạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu nói chuyện với người thiếu phụ Samaria
(đây là điều cấm), còn người để vò nước lại, chạy vào thành để nói với mọi người
và dân thành đã đến gặp Chúa Giêsu.
d. Cuộc đối thoại với các môn đệ: (câu 31-38)
* Lương thực của Chúa Giêsu: Là thi hành ý của
Thiên Chúa Cha (câu 31-34).
* Mùa gặt Thiên Sai (câu 35-38)
e. Kết luận: Dân thành Samaria tin vào Chúa Giêsu (câu 39-42)
3/ Chú thích:
* Người Samaria: Nguyên gốc là người Do Thái,
nhưng do chuyển biến về chính trị và thời gian, họ có nhiều liên hệ với người
ngoại và sống theo tập tục của dân ngoại, nên bị người Do Thái coi là “lai căng”,
thường bị khinh thị và không giao tiếp. Qua Dụ ngôn người Samaria nhân hậu
(Lc10,29t) và bới bài Tin Mừng này, ta thấy Chúa Giêsu có nhiều thiện cảm với
dân thành Samaria.
* Các Môn đệ ngạc nhiên: (câu 27) Việc giao tiếp
giữa nam và nữ xưa theo quan niệm Do Thái cũng tương tự như ở Đông Phương. Và
nhất là đối với người thì người Do Thái không bao giờ quan hệ. Nen việc gặp gỡ
của Chúa Giêsu với thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacóp là một chuyện hy hữu!
* Thờ Chúa trên núi: Vì người Do Thái không chấp
nhận cho người Samaria vào Đền thờ Giêrusalem để tế lễ, nên người Samaria đã
xây một Đền thờ trên núi Garizim để tế lễ. Vào năm 129 trước công nguyên, người
Do Thái đã đem quân đến phá hủy Đền thờ này, sự căng thẳng hai bên lại tăng
thêm.
* Nước mang lại sự sống đời đời: (so với Ga
6,69) Chúa Giêsu đã khẳng định với thiếu phụ Samaria rằng Ngài có thứ nước kỳ
diệu này. Theo Ngôn sứ Amos thì nguồn nước này tượng trung là Lời Chúa (Am
4,4t;8-11) và là nguồn ơn Cứu Độ Chúa ban (Is 12,1t).
* “Đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha”:
(câu 21) Chúa Giêsu đã đến để thực hiện chương trình Cứu Độ và khai mở một nền
phụng tự mới tronh Thánh Thần. Do đó nền phụng tự cũ của Do Thái giáo đã bị vượt
qua (Cv 7,47t). Đặc trưng của nền phụng tự mới là: “Tôn thờ Thiên Chúa trong
chân lý và sự thật”, nhưng phải nhờ Thánh Thần hộ trợ. Thiên Chúa là Đấng rất
nhân hậu nhưng cũng là Đấng rất thánh thiện, nên những người tôn thờ Ngài phải
tôn thờ bằng tấm lòng ngay chính và với tất cả tấm lòng hiếu thảo.
* “Đấng ấy chính là Ta”: Chúa Giêsu đã dùng
công thức trong Xh 3,14-15 (Thiên Chúa đã Mặc khải cho Môisen biết về Thiên
Chúa) để Mặc khải chính Ngài cho thiếu phụ.
* “Lương thục nuôi sống Thầy là thi hành ý muốn
của Đấng đã si Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (câu 34) : Nếu khiêm nhường
là một đức tính cao đẹp được ví như bông hoa mà ai cũng yêu quý, thì Chúa Giêsu
đã có đức tính cao quý này cách trọn vẹn nhất. Tuy đồng Bản Tính với Thiên Chúa
Cha … Nhưng Ngài vẫn coi Mình như kẻ được sai, như người tôi tớ của Thiên Chúa
(Ga 3,17;5,24t).
IV. Áp dụng theo Tin Mừng:
Dựa
vào hành trình Đức Tin của người thiếu phụ Samaria:
1. Con đường thiếu phụ đã được Chúa Giêsu dẫn
qua để nhận ra Chúa Giêsu có 3 chặng:
a/ Trước tiên bà đã được dẫn đến chỗ nhận ra
mình không phải là người cho nước mà là người xin nước, còn Chúa Giêsu không phải
là người xin nước mà chính là Đấng cho nước => Đấng ban cho nước hằng sống.
b/ Thứ hai, bà nhận ra được chính Chúa Giêsu biết
rõ từng chi tiết trong cuộc sống của mình và từ đó bà đã nhận ra Chúa Giêsu là
một Ngôn sứ.
c/ Sau cùng, Chúa Giêsu đã Mặc khải cho bà biết
chính Ngài là Đấng Thiên Sai.
Trong
cuộc hành trình Đức Tin này, thiếu phụ Samaria được Chúa Giêsu dẫn đi từ ngạc
nhiên này đến ngạc nhiên khác, tiến từ bậc thấp đến bậc cao, và mỗi bậc bà lại
nhận ra Chúa Giêsu cách rõ ràng hơn. Và từ đó bà đã tin vào Chúa Giêsu là Đấng
Cứu Độ bà.
2. Loan báo cho mọi người khi đã nhận ra Chúa
Giêsu:
Khi
đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, người thiếu phụ vội vàng chạy đi loan báo
cho mọi người trong thành, để họ cũng gặp và tin Chúa Giêsu (Ga 4,39-42). Các
Tông Đồ cũng làm như thế khi nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Kitô. Khi chúng ta đã
tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, chúng ta cũng phải loan báo cho mọi người biết
để tin theo Ngài hầu được Ơn Cứu Độ
trong sứ mệnh Truyền Giáo, bằng chính cuộc sống “chân thật, công chính”.
Ơn
gọi làm Kitô Hữu đích thự là Ơn gọi làm Tông Đồ. Là người Tông Đồ. Là người chứng
nhân, là người loan báo “Đấng Cứu Độ của Thiên Chúa” cho mọi dân tộc, mọi quốc
gia, cho tất cả mọi người, không phân biệt ai. Thế nên đây là sứ mệnh cao cả và
rất quan trọng đối với tất cả mọi Tín Hữu chúng ta. Hãy cố gắng, thành tâm và
quyết tâm chu toàn trách nhiệm và bổn phận này trong cuộc sống từng ngày qua lối
sống nhân thật: Lời nói, việc làm, …!
3. Đến vơi Chúa Giêsu qua trung gian: Lời Chúa
và Giáo Hội
Bằng
những Lời khôn ngoan, Chúa Giêsu đã làm cho người phụ nữ Samaria nhận ra thực
trạng của chính cuộc sống đời mình. Ngài còn dạy cho người phụ nữ Samaria về
lóng tin đích thực; đồng thời còn Mặc khải cho người phụ nữ Samaria đối tượng của
lòng tin chính là Ngài. Để rồi nhờ người phụ nữ Samaria mà nhiều người Samaria
cũng đã được gặp và tin vào Chúa Giêsu.
Ngày
nay, cũng chính nhờ Lời Chúa và sự loan báo của Giáo Hội, mà nhiều người từ khắp
năm châu bốn bể cũng đã nhận ra Chúa Giêsu và đã tin vào Ngài. Giáo Hội luôn
trunh thành với 3 sứ mệnh: “Loan báo Tin Mừng, Ban phát Ân sũng và chăm sóc Dân
Thánh”. Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi, Giáo Hội vẫn luôn
kiên trì vượt qua với một mục đích là để tất cả mọi người cùng “Tin và được Cứu
Độ”. Là Kitô Hữu, chúng ta là những thành viên trong Giáo Hội của Chúa Kitô,
chúng ta đang được Giáo Hội, Mẹ hiền chăm sóc, giáo huấn, dạy dỗ, hướng dẫn, …mời
gọi mỗi người chúng ta sống thực hành Lời Chúa và siêng năng lãnh nhận các Bí
Tích, để trở nên công chính thánh thiện hầu trở nên chứng nhân cho mọi người.
* HÃY
YÊU MẾN GIÁO HỘI CHÚA KITÔ !
- - - - - - - - - - oOo - - - - - - - - - -