CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA . A

CHÚA NHẬT LỄ  CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA . A
1/ (Is 42,1-4.6-7)    2/ (Cv 10,34-38)  3/ (Mt 3,13-17)
“ĐÂY LÀ CON YÊU DẤU CỦA TA”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Những ngày hân hoan vui mừng mùa Noel đang lắng động trong trong cuộc sống từng ngày. Và hôm nay, trầm lắng vào hoàn cảnh riêng biệt của mỗi Kitô hữu, chúng ta vẫn nhớ ánh sáng đêm Giáng Sinh để dõi bước theo Chúa Giêsu Kitô, hầu được Ngài nâng đỡ trợ giúp cho cuộc sống luôn phát triển và an bình trong Tình yêu.Bước theo Ngài qua từng cây số, từng hơi thở của phút giây thời gian, từng công việc phải thực hiện để hoàn thành sứ mệnh là điều cần thiết và phải lẽ. Hôm nay, khi tiếp cận với Lời Chúa, Tin Mừng của Matthêu muốn cho chúng ta cảm nhận về sứ mệnh của Chúa Giêsu, khi Ngài bước vào tuổi 30, tuổi có thể khởi đầu cho sự nghiệp của mình, mà cha ông chúng ta khẳng định rằng: “Tam thập nhi lập”.
Để khởi đầu cho sứ vụ, Chúa Giêsu đến lãnh nhận Phép Rửa bởi tay Gioan Baotixita tại sông Gio-đan quả là một sự khiêm cung Mầu nhiệm. Một sự khiêm hạ khó hiểu đối với tất cả chúng ta, vì “Ngài là Đấng vô tội!”. Tuy nhiên đã và đang còn nhiều điều kỳ diệu lạ lùng trên thế giới, trong vũ trụ bao la và trong cuộc đời chúng ta. . . Mà chỉ với tâm hồn khiêm tốn ta mới có thể dần dàn được khai mở.
II. Phân tích:
1. Chủ đề: Chủ đề bài Tin Mừng này được nêu ra ở câu 13: “Đức Giêsu đến xin Gioan Baotixita thanh tẩy cho mình và việc làm của Ngài đã được Thiên Chúa Cha chuẩn nhận”.
2. Chủ đích: Qua biến cố đã xảy ra tại sông Gio-đan: Chúa Giêsu đã được Gioan Baotixita làm phép rửa, đã được 3 tác giả Nhất Lãm thuật lại. Thế nhưng, so sánh 3 bản văn (Mt 3,13-17; Mc 1,9-11; Lc 3,21-22) ta thấy 3 tác giả kể lại theo cách riêng của mình (cả 3 có chung một một nguồn). Câu chuyện thì giống nhau, nhưng cấu trúc câu chuyện lại khác nhau. Mỗi tác giả có lẽ lại có nguồn riêng, nhằm đến chủ đích khác nhau của từng người.
*Matthêu nhắm đến chủ đích:
- Sự thể chính là Chúa Giêsu tự nguyện tìm đến với Gioan Baotixita để xin Ông thanh tẩy cho.
- Matthêu muốn làm sáng tỏ: Chúa Giêsu là con Vua Đavid, là con người thật và là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa Cha và chính Ngài là Thiên Chúa thật.
- Matthêu muốn trình bày cho độc giả thấy được mạc khải đầu tiên của Thiên Chúa về mầu nhiệm: “Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần” để cho lời giảng dạy của Chúa Giêsu có giá trị hơn và cư ngụ trong mỗi độc giả, sống liên kết với Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô.
- Gioan Baotixita kém quyền thế hơn Chúa Giêsu nhiều (c11), nên thấy Chúa Giêsu đến xin mình làm Phép Rửa cho, Gioan Baotixita ngỡ ngàng và không chấp nhận (c14-15).
- Chúa Giêsu là Con yêu đáu của Thiên Chúa, kẻ Thiên Chúa sùng mộ. Dù Chúa Giêsu đến xin Gioan Baotixita thanh tẩy cho (c17) và đây cũng chính là ý muốn của Thiên Chúa Cha (c15).
3. Phân đoạn:
a. (13-15): Cuộc đối thoại:
+ (c13): Chúa Giêsu đén xin Gioan Baotixita làm Phép Rửa cho mình.
+ (c14): Gioan Baotixita từ chối vì Chúa Giêsu là Đấng Messia.
+ (c15) Chúa Giêsu làm theo ý Chúa Cha.
b. (16-17): Một hành vi can thiệp từ Trời cao: Thiên Chúa Cha.
Thánh Kinh
Trả lời thắc mắc
Tái khẳng định về Chúa Giêsu
Các câu
13-15
- Tại sao Chúa Giêsu là Đức Kitô mà còn xin vị Tiền Hô thanh tẩy cho ?
- Ngài làm theo ý Thiên Chúa Cha.
- Dù xin Gioan Baotixita thanh tẩy cho, Chúa Giêsu vẫn hơn Gioan Baotixita.
Các câu
16-17
- Tại sao Chúa Giêsu là Đức Kitô mà cũng chịu thanh tẩy ?
- Ngài làm theo ý Thiên Chúa Cha
- Chịu thanh tẩy xong, Cửu Tròi mở ra.
- “Nầy là Con Yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.
* Vậy, việc Chúa Giêsu lãnh nhận Phép Rửa thống hối của Gioan Baotixita tại sông Gio-đan và mạc khải của Thiên Chúa về mầu nhiệm Ba Ngôi như đã đóng một dấu son đậm trên sứ mệnh của Đức Giêsu Kitô: “Người Tôi tớ trung tín, đau khổ và khiêm hạ”.
III. Áp dụng theo Ting Mừng:
1. Nhìn vào Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã đén thế gian mang lấy thân phận kiếp người như tất cả mọi người chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Thế mà Ngài đã sống tự khiêm tự hạ, tự nhận mình là tội như tất cả mọi tội nhân đã đến xin Gioan Baotixita làm Phép Rửa thống hối tại sông Gio-đan như bao tội nhân. Sự việc ấy đã làm đẹp lóng Thiên Chúa Cha, là Đấng Thánh Thiện. noi gương Chúa Giêsu, chúng ta hãy bắt chước Ngài, hãy sống khiêm hạ nhận mình là tội nhân trước mặt Thiên Chúa và sống khiêm nhường trước mọi người. Không tự mãn kiêu căng, không tự cao tự đại là kẻ hơn người, để luôn biết nhịn nhường nhau. Đảm bảo và bảo vệ cho cách sống yêu thương bác ái đối với mọi người bằng tình tha thứ: “Dĩ hòa vi quý”, “Một sự nhịn chín sự lành”. Vì Thiên Chúa yêu thích và hài lòng đối với những ai biết sống khiêm nhường!
2. Nhìn vào Gioan Baotixita: Mặc dầu trong sứ mệnh của kẻ dọn đường, là tiếng kêu trong hoang địa. . . Gioan Baotixita vẫn biết thân phận của mình trong tinh thần khiêm tốn, khi nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai cứu Thế: “Ngài quyền năng hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Ngài”, Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi”. Thế nhưng, cộng với đức vâng lời, Gioan Baotixita đã bằng lòng làm Phép Rửa cho Chúa Giêsu. Qua việc làm đó, Gioan Baotixita lại được vinh dự nhìn thấy bầu Trời mở ra, được chứng kiến sự đáp xuống của Chúa Thánh Thần Ngôi Ba và nghe được tiếng Chúa Cha phán: “Nầy là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Quả là hạnh phúc biết bao! Noi gương Gioan Baotixita, chúng ta cũng biết sống như Ngài, luôn tuân phục Thiên Chúa trong mọi sự để thực thi Thánh ý Thiên Chúa bằng sự vâng lời và khiêm nhường, để cũng được vinh phúc và cao trọng như Gioan Baotixita vậy.
3. Phút suy tư cho cuộc sống từng ngày: Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21. Thế nhưng khi đọc đọn Tin Mừng hôm nay, có lẽ ai trong chúng ta cũng không khỏi ngỡ ngàng như Gioan Baotixita, khi thấy Chúa Giêsu đứng xếp hàng chung với những người đến xin Gioan Baotixita làm Phép Rửa cho đẻ tỏ lòng thống hối ăn năn! Dù đây chỉ là một nghi thức bày tỏ sự thống hối mà thôi. Còn Gioan Baotixita, sau khi được Chúa Giêsu cho biết là Thánh ý Thiên Chúa muốn nhủ thế, thì Ông đã vâng lời thi hành theo yêu cầu của Chúa Giêsu, Trước Thánh ý của Thiên Chúa, Gioan Baotixita đã mau mắn thực thi. Dù Ông đã nhận ra ngay là phải làm ngược lại mới đúng. . . Trong đời sống Đức Tin của Kitô hữu chúng ta hôm nay sẽ không thiếu những cái, những điều mà nếu muốn trung thành với Chúa thì đòi hỏi chúng ta cũng phải sáng suốt, nhanh nhẹn và can đảm làm ngược lại với ý thích, ý muốn của mình! Nhưng điều quan trọng là làm sao ta có thể nhận ra đâu là Thánh ý của Thiên Chúa ? Nhờ Lời Chúa, nhờ các ân sũng qua các Bí tích trợ giúp và bằng sự cầu nguyện, cộng với lòng thành tâm, đó chính là các phương thế giúp chúng ta nhận ra  Tôn ý của Thiên Chúa. Tuy thầm lặng, nhưng Ngài là Đáng Thượng Trí vô biên, thông biết mọi sự thầm kín trong cõi lòng ta. Và cũng chính từ đó, Đức Tin của chúng ta càng vững mạnh, giúp chúng ta khám phá ra một cách rõ ràng, rất chân thực những điều cần thiết cho phần rỗi linh hồn, dù điều đó trái với ý muốn, ý thích của ta; và lắm lúc chúng ta còn cảm thấy mâu thuẫn với cuộc sống của chúng ta nữa! Niềm Tin của chúng ta đối với Thiên Chúa phải diễn tả một mối tương quan thâm sâu, chân thực và sống động, hơn bất kỳ mối tương quan nào khác của con người. Vậy, Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn Thánh Thiện, thì đòi hỏi chúng ta phải cố gắng sống Thánh Thiện. Có nghĩa là phải nhận ra mình là tội lỗi, là bất xứng trước mặt Thiên Chúa để thục lòng sám hối, mà có thực lòng hối cải, sửa sai thì mới nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nghĩa là được nên Thánh để được Ơn Cứu Độ. Đó cũng chính là lòng mong ước của Chúa Giêsu đối với tất cả chúng ta, đã trở nên như một lênh truyền: “Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên Trời là Đấng Hoàn Thiện” (Matthêu 5,48).
            Nếu chúng ta chỉ hiểu sám hối giản lược vào việc xét mình, xưng tội để Rước Lễ theo luật thì quả là một thiếu sót, sai lầm lớn lao. Vì sám hối phải gắn liền với quyết tâm và nổ lực đổi mới. Đổi mới từ tư duy – suy nghĩ – từ lời nói đến hành động. Đổi mới lối sống cho phù hợp với Tin Mừng, mà chính Chúa Giêsu đã giảng dạy và mời gọi.
- - - - - - - - - -  oOo - - - - - - - - - -