CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG
NIÊN . A
1/ Cn 31,10-13.19-20.30-31) 2/ (1Tx 5,1-6) 3/ (Mt 25,14-30)
“NÉN VÀNG ĐƯỢC TRAO
PHÓ”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Bước vào những tuần nhật cuối năm phụng
vụ, là thời điểm sắp bước qua một giai đoạn mới, sắp từ giã năm phụng vụ cũ để
tiếp nối vào năm phụng vụ mới. Cùng thời điểm vào tháng 3 năm 30, gần Đại lễ Vượt
Qua của người Do Thái. Chúa Giêsu biết trước giờ Ngài phải hy sinh mạng sống để
hoàn tất công cuộc cứu độ, để trở về với Thiên Chúa Cha.Nên giáo huấn của Chúa
Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay như những lời trăn trối chí tình chí thiết đối
với tất cả chúng ta, thật roc ràng súc tích đến nỗi không ai có thể hoài nghi
hoặc tránh né được. Có thể coi đây là những lời từ biệt của Chúa Giêsu, để nhắc
nhở mỗi người chúng ta phải sống hiệp thông và hiệp nhất với Ngài trong tinh thần
sống đạo một cách tích cực, để làm sinh lời số vốn mà Thiên Chúa trao ban cho
chúng ta trong cuộc sống hiện tại và để được hạnh phúc với Ngài trong đời sống
vĩnh cửu mai sau.
1. Phân đoạn:
a. câu 14-15: Ông chủ giao phó “của
cải” cho từng người tùy theo khả năng.
b. câu 16-18: Mỗi người được trao
phó: Sinh lời hoặc không sinh lời số vốn.
c. câu 19-26: Sau một thời gian, Ông
chr tính sổ với các đầy tớ. Ông hài lòng và thưởng công cho các đầy tớ chuyên
chăm, sinh lời.
d. câu 28-30: Hậu quả của sự biếng
nhác, không làm sinh lời của cải Chủ trao phó: Tước lấy tất cả những gì họ có
và phải án phạt muôn đời.
2. Chú thích:
* Năm nén, hai nén, một nén vàng
(câu 15): Một số nhà chú giải cho rằng “nén” là khả năng bẩm sinh hocwj cả tài
năng do chúng ta học hỏi, cố gắng cật lực cho cuộc sống hiện tại. Do đó, mỗi
người có bổn phận sinh lợi thêm cho mình từ những ân phúc mà mình đã lãnh nhận
từ Thiên Chúa. Theo đúng tư tưởng của Matthêu đã trình bày, thì tất cả những gì
chúng ta có đều là Hồng ân của Thiên Chúa ban. Vậy yừ “nén” phải hiểu là mọi thứ
quý giá, là mạng sống, là sự hiểu biết, là các giới luật, là Lời Tin Mừng, ân
sũng qua các Bí Tích, là thời gian, là sức khỏe và tất cả vật chất … là những
anh em mà ta phải giúp đỡ,, là những người mà chúng ta đưa vào Giáo Hội, là
trách nhiệm cả đạo lẫn đời … đều do Thiên Chua ban cho.
* “Vì thế, tôi đâm sợ … (câu 25): Sợ
có nghĩa là không có tình yêu, không có niềm tin và không có hiểu biết về chân
lý sự thật. Đây là thái độ đáng tiếc của tôi tớ đối với Ông chủ là Thiên Chúa.
Do anh ta sai lầm hoặc do cố chấp trong ích kỷ của anh ? Đây là thái độ mỗi người
chúng ta phải suy nghĩ về chính mình. Về lối sống thiếu cố gắng, chân thành và
sự biếng nhác trong công việc đạo đức.
* Ngươi biết Ta gặt chỗ không gieo
(câu 26): Ông chủ không bào chữa mình, nhưng tạm nhận điều mà người tôi tớ nói
về ông, để tỏ cho anh ta thấy anh ta đã sai lầm và biếng nhác như thế nào !
* Mọi kẻ có thì sẽ được cho thêm
(câu 29): Ở đây cần hiểu theo ý hướng cánh chung. Kẻ có đây chính là những ai
Trung Tín với bổn phận và trách nhiệm trong cuộc sống trần gian … thì sẽ nhận
được phần thưởng lớn lao. Còn kẻ bất trung, thiếu trách nhiệm thì phải chịu án
phạt muôn đời.
II. Ý hướng bài Tin Mừng:
Qua dụ ngôn “10 cô trinh nữ cầm đèn
đi đón Chàng rể” đã nhấn mạnh đến thái độ tỉnh thức, tỉnh thức không có nghĩa
là không nhủ (Mt 25,5), nhưng có nghĩa là biết sống khôn ngoan và sẵn sàng (Mt
25,4.10). Thì trong dụ ngôn “Những nén bạc” (Mt 25,14-30) càng muốn làm rõ ý
nghĩa của thái độ tỉnh thức qua sự hăng say, nhiệt tình để chu toàn mọi công việc
đã được trao phó. Cần phải luôn có thái độ tỉnh thức vì lý do là “Ông chủ” về
trễ (Mt 25,14-15).
1.
Hoàn
cảnh nào đã khiến Matthêu đưa ra lời khuyên của Chúa Giêsu là hãy tỉnh thức ?
Trong dụ
ngôn nầy cũng như trong dụ ngôn 10 cô trinh nữ (Mt 25,1-13) và dụ ngôn người quản
gia trung thành (Mt 25,45-51) đều nhấn mạnh đến thái độ “Tỉnh Thức” vì Chủ về
chậm trễ (Mt 24,48; 25,5.19). Tự nhiên chúng ta nghĩ đến vấn đề được đặt ra cho
các Kitô hữu là: Ngày quang lâm của Chúa Giêsu, ngày tận thế, ngày cánh chung
chậm đến. Vì không ai biết được ngày giờ của ngày đó.
Ngày
xưa các Kitô hữu cứ ngỡ rằng Đức Kitô chẳng bao lâu nữa sẽ trở lại như lời Ngài
đã hứu, nhưng rồi họ hoài công mong đợi, đợi mãi mà không thấy Chúa trở lại, từ
đó trong các Giáo đoàn đã nảy sinh ra nỗi thất vọng, nhất là trong tình cảnh bị
bách hại. Nỗi thất vọng đó đã gây ra những hậu quả rất trầm trọng cho Đức Tin
Kitô giáo (2Pr 3,4), nó làm lung lạc lòng kiên trì, nhẫn nại của các Tín hữu,
sao nhãng sự tỉnh thức đã được nuôi dưỡng bởi niềm hy vọng Chúa sắp trở lại. Đó
có lẽ là lý do khiến Matthêu nhấn mạnh đến thái độ “Tỉnh thức”.
2.
Những
đầy tớ siêng năng được tín nhiệm và khen thưởng thế nào ?
Khi ông chủ có việc phải đi xa, ông
liền kêu những người đầy tớ lại để giao việc cho họ. Tùy khả năng của từng người
mà ông chủ giao: người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén. Ông chủ không bất công,
không áp đặt (Mt 25,14-15). Việc giao cho mỗi người từng “nén bạc” tùy theo khả
năng của họ nói lên sự công bằng và tình thương của Thiên Chúa đối với mọi người,
đòi hỏi nơi từng người phải cố gắng sinh lợi số vốn mà Thiên Chúa trao ban, dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, không thể ỷ lại, để trì trể, để khoan
dãn và hậu quả của sự cố gắng đó đã đem đến thành công “Có công mài sắt, có
ngày nên kim”. Những người tôi tớ chuyên chăm đã làm sinh lời số vốn được trao
ban, họ đã tin tưởng, cậy trông vào lòng nhân từ của ông chủ, họ đã yêu mến và
vâng lời ông chủ dạy bảo nên đã quyết tâm trong cố gắng, cho nên họ đã được ông
chủ khen thưởng (21;23;29a) ban thêm (28) và được hưởng hạnh phúc (21;23).
3.
Người
đầy tớ thứ 3 bất hảo và lười biếng ở chỗ nào ?
Người đầy tớ thứ 3 được giao cho 1
nén bạc đã trở nên bất hảo vì do thái độ lười biếng của anh ta (Mt 25,18). Nên
khi ông chủ trở về, anh ta đã bị khiển trách (Mt25,26) và đã bị tước đoạt của
đã giao (Mt 25,28) và đã bị phạt nặng (Mt 25,30).
Cái gì đã khiến anh ta hành xử như vậy
? Anh ta hành xử như vậy vì anh sợ, nên anh không dám liều đêm vốn ra làm ăn.
Anh sợ bị thua lỗ. Tại sao anh ta lại sợ ? Anh ta sợ vì anh ta lười biếng và vì
quan điểm sai của anh ta về ông chủ. Anh không hiểu ông chủ, nên lối nhìn của
anh ta về ông chủ là người hà khắc, không gieo mà gặt, không vãi mà thu, nên
anh chẳng có cảm tình với ông chủ, không yêu mến ông chủ và không vâng lời ông
chủ dạy.
Cách hành xử và thái độ của anh ta
khác với hai người bạn của anh, và hậu quả của cách hành xử thiếu khôn ngoan
trong tỉnh thức, là không siêng năng nhiệt tâm, nhiệt tình trong cuộc sống, nhất
là đời sống đạo, dẫn đến án phạt đau khổ muôn đời: “Ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến
răng” (Mt 25,30).
III. Áp dụng
thực hành:
Là Kitô hữu, mỗi người chúng ta đã được Thiên
Chúa giao cho những “nén vàng” tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người. Những
nén vàng đó chính là “sự sống, sức khỏa, tài năng, sự khôn ngoan, trí hiểu biết,
…” và qua Bí tích Rửa Tội, ta ta còn được trao ban đức Tin – Cậy – Mến. Các ơn
Thánh qua các Bí tích và Thánh Lễ, Lời Chúa và sứ mệnh truyền giáo. Cũng còn kể
cả của cải vật chất nữa.
Thiên Chúa sẽ đòi lại tất cả những
gì mà chính Ngài đã trao ban cho mỗi chúng ta trong cuộc sống ở trần gian nầy
trong ngày trở lại của Đức Giêsu Kitô với vinh quang của Vua muôn loài, trong
ngày tận thế. Nếu ai trong chúng ta không biết sống tỉnh thức trong khôn ngoan,
không biết tận dụng thời gian, sức khỏe, ơn thánh, vật chất, … để làm sinh lợi
cho Vương Quốc Tình Yêu của Chúa thì sẽ bị khiển trách và phải chịu án phạt
muôn đời trong đau khổ.
Vì thế, chúng ta phải cố gắng, nhiệt
thành quyết tâm để làm sinh lợi số vốn mà Thiên Chúa là Cha đã trao ban cho mỗi
người chúng ta trong cuộc sống trần gian nầy: là biết dùng thời giờ, sức khỏe,
của cải vật chất, các phương tiện mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta trong
cuộc sống hiện tại, để tận dụng hầu làm sinh lợi những ơn phúc qua các Bí tích,
nhất là Thánh Lễ mỗi ngày, nghĩa là làm cho cuộc đời trở nên đúng nghĩa là con
Thiên Chúa và Giáo Hội với niềm Tin – Cậy – Mến, để nên thánh thiện như Thiên
Chúa mong ước và cũng làm cho anh chị em mình cũng có cuộc sống thánh thiện như
vậy. Đó cũng chính là sứ mạng Truyền giáo của mỗi người Kitô hữu trong thế giới
hôm nay.
Chính Thiên Chúa sẽ hài lòng, sẽ ban
thưởng cho tất cả chúng ta khi biết chu toàn mọi bổn phận trách nhiệm của mình
bằng những ơn phúc Ngài ban. Chúng sẽ cùng được hưởng hạnh phúc vinh quang bất
diệt trong Vương Quốc Tình Yêu của Đức Kitô là Nước Trời.
Hãy sống tỉnh thức trong sự khôn
ngoan của Thánh Thần để nên Thánh.
- - - - - - - - - - oOo - - - - - - - - - -