CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN. C



CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN. C
1/ (Gr 1,4-5.17-19)    2/ (1Cr 12,31-13,13)  3/ (Lc 4,21-30)
“ĐỨC GIÊSU LÀ ĐẤNG CỨU ĐỘ MỌI NGƯỜI”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
            Từ khi bắt đầu đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã trở về Nazareth, là nơi Ngài đã sinh trưởng, có tất cả hai lần và kết quả của hai lần về thăm lại quê hương khác nhau (Mt 13,53; Mc 6,7). Trong bài Tin Mừng hôm nay, Luca tường thuật cả hai lần làm một (Lc 4,16-21.22-30) để nhấn mạnh đến tính cách phổ quát Ơn Cứu Chuộc của Chúa Giêsu, chứ không dành riêng cho một ai, kể cả những người đồng hường của Người. Bất cứ ai, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia nào, … đều được đón nhận Ơn Cứu Độ. Và bất cứ ai, kể cả những người đồng hương, bà con anh em với Chúa Giêsu mà từ chối, thì cũng không thể có được ơn cứu rỗi Linh Hồn. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài Tin Mừng, để có tâm tình Tin yêu Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và biết sống thực hành những Lời Người đã phán dạy, hầu bảo đảm được hưởng Ơn Cứu Độ.

            2. Phân đoạn: Bài Tin Mừng này có thể chia làm 4 phần:
a. Lc 4,21: Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế mà các Ngôn sứ đã loan báo và toàn Dân đang mong đợi: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh …”.
b. Lc 4,22-23: Mọi người thán phục lời Chúa Giêsu giảng dạy và cũng có nhiều người không tin và thách thức quyền năng của Chúa Giêsu, là Đấng Thiên Sai.
c. Lc 4,24-27: Chúa Giêsu khẳng định về số phận của người Ngôn sứ. Và Ngài đã trích chuyện đã xảy ra để lên án những kẻ cứng lòng tin vào Ngài.
d. Lc 4,28-30: Những người chống đối muốn làm hại Chúa Giêsu, nhưng Người đã băng qua họ mà đi.
3. Chú thích:
* “Hôm nay ứng nghiệm…” (Lc 4,21): Chúa Giêsu nói lời Ngôn sứ Isaia (61,1) nay đã ứng nghiệm nơi Ngài. Vì Ngài chính là Đấng Thiên Sai, Đấng Messia, đã được các Tiên tri loan báo, nay Ngài đã được Thiên Chúa Cha sai đến để giải thoát nhân loại khỏi ách thống trị của thế lực ma quỉ và tội lỗi.
* “Ông nầy không phải là con ông Giuse đó sao ? (Lúc 4,22): Theo mạch văn của câu 23-24, thì lời nầy vừa có nghĩa là tưởng mình biết rõ “gốc gác” của Chúa Giêsu nên xem thường Ngài và còn ngụ ý đòi hỏi và thách thức Chúa Giêsu phải thực hiện những điều kỳ diệu cho họ thấy tận mắt, xem coi ông Giuse có tài giỏi không ! nhưng Chúa Giêsu đã không để ai thử thách Ngài, kể cả ma quỉ.
* Xảy ra ở Caphanaum (Luca 4,23): Caphanaum là một thành nằm phía bắc hồ Tibêriade, được gọi là trung tâm hoạt động truyền giáo của Chúa Giêsu; tại miền nầy Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ, chữa các bệnh tật cho dân chúng khi Ngài công khai rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
* “Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình” (Luca 4,23): Chúa Giêsu dùng câu ngạn ngữ nầy để diễn tả tâm trạng dòi hỏi của những người đồng hương rằng: Hãy cho những người thân và đồng hương của ông được hưởng các phép lạ trước khi cho những người lạ hưởng. Những phép lạ ông đã làm tại Caphanaum, thì ông hãy làm tại quê hương ông đi nào ! xem ông giỏi đến cỡ nào !
* “Không một Tiên Tri nào được đón tiếp nơi quê hương mình” (Luca 4,24): Tiếng “đón tiếp hay chấp nhận” được hiểu như là một thiện cảm chân tình; và như thế thì “vị Tiên Tri” có thiện cảm với những người ở nơi khác ngoài phạm vi quê hương mình. Ở đây Chúa Giêsu muốn nói đến tính cách phổ quát của Ơn Cứu Độ và Người không muốn giới hạn Sứ mệnh của Người chỉ ở nơi quê nhà và trong đất nước mình, mà cần loan truyền cho toàn thể thế giới.
* “Tôi nói các ông hay” (Luca 4,25): Để làm chứng cho câu ngạn ngữ trên. Chúa Giêsu đã trưng dẫn cho những người đồng hương hai chứng tích có tính cách lịch sử cụ thể, vào thời Ngôn sứ Êlia và Ngôn sư Êlisa: Tuy là người Do Thái, nhưng không được dân Do Thái thiện cảm tôn trọng, nhưng lại được thiện cảm và tôn trọng của dân ngoại, vì vậy mà những người dân ngoại lại được hưởng nhờ hồng ân cứu thoát của Thiên Chúa qua bàn tay của các Ngài.
* Thời Ngô sư Êlia (Luca 4,25): Êlia là Ngôn sứ sóng ở thế kỷ thứ IX trước công nguyên. Khi nạn hạn hán xảy ra, Êlia đã được bà góa dân ngoại thành Sarêpta nuôi, nhưng sau đó chính vị Ngôn sứ nầy đã nuôi sống gia đình hai mẹ con bà trải qua những ngày thiếu lương thực bằng phép lạ (1V 17,1-18,1).
* Thời Ngôn sư Êlisa (Luca 4,27): Êlisa là môn đệ của Êlia, kế nghiệp của thầy khi Êlia được cất lên trời bằng một chuyến tàu rực lửa. Êlisa đã chữa được bệnh phong cùi cho vị tướng Naman, người dân ngọi thuộc xứ Syria.
* Mọi người phẩn nộ (Luca 4,28): Vì mang đầu óc hẹp hòi, vụ lợi, thiện cận và óc địa phương, nên dân chúng tại miền Nazareth không nhận ra Ơn Cứu Độ có tính phổ quát mà chính Chúa Giêsu đem đến, họ coi thường và khinh miệt Con người Chúa Giêsu và không nhận ra Người. Tuy Chúa Giêsu là con của bác thợ mộc Giuse tầm thường, nhưng Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai Cứu Thế.
* Nhưng Người băng qua họ mà đi (Luca 4,30): Vì “Giờ” của Ngài chưa đến (Ga 7,10.4; 8,39. . .) nên không ai có thể xúc phạm đến Chúa Giêsu được. Nhưng tới khi :Giờ” đã đến, thì Chúa Giêsu đã bị dân chúng tố cáo và dẫn Ngài đi chịu đóng đinh.
II. Áp dụng theo tin mừng:
1. Qua bài Tn Mừng nầy, Giáo Hội muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta không được cậy dựa vào thể giá của mình để đòi hỏi Chúa, cũng không nên cậy dựa vào thế lực của thế gian mà làm hại đến anh chị em của mình. Vì Ơn Chúa ban là một ân sũng nhưng không cho ta, không phải vì công sức của ta, đồng thời phải xác tính vào tính phổ quát của Ơn Cứu Chuộc mà Chúa Giêsu đã thực hiện, không chỉ riêng cho ta mà thôi, mà còn cho hết tất cả mọi con người thuộc mọi dân mọi nước, thuộc mọi thời đại trong lịch sử nhân loại.
2. Nhìn vào Chúa Giêsu:
a/ Xem việc Người làm:
* Chúa Giêsu bắt đầu công khai rao giảng. Người nói trong các hội đường là người chứng nhân Tông đồ của Chúa Giêsu, chúng ta phải chăm chỉ và nhiệt tâm lắng nghe, học hỏi Lời Chúa. Đồng thời phải nhiệt thành trong việc phổ biến Lời Chúa bằng cách nói cho người khác biết qua việc chia sẻ Lời Chúa, và nhất là áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống của ta, để đời sống nhân chứng được thể hiện qua việc làm khi tiếp xúc với người khác.
* Chúa Giêsu không chấp nhận thái độ khiêu khích và coi thường sứ mệnh cứu thế của Ngài nơi người đồng hương khi Ngài trở về quê quán. Chúng ta cũng đừng tỏ thái độ khinh thường và chống đối sứ giả của Chúa, đã được Giáo Hội sai đến để phục vụ và chăm sóc cho phần rỗi Lin Hồn của mình. Hãy cộng tác trong sự vâng phục và lòng yêu mến để nâng đỡ những người của Chúa chu toàn trách vụ trong chương trình Cứu Độ của Đức Giêsu.
            * “Họ dẫn Người lên núi … để xô Người xuống vực thảm”: Chúa Giêsu đã nhịn nhục trước thái độ chống đối của dân chúng. Là người Tông đồ của Chúa Giêsu, chúng ta cũng phải biết sống nhịn nhục trước những sự hiểu lầm hoặc tỏ vẻ khiêu khích chống đối của người nghe.
b/. Nghe Lời Người nói:
            * “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh”: Chúng ta phải biết tìm ra những thực tại nơi bản thân hay xung quanh đang được diễn ra đúng như Lời Chúa nói trong Kinh Thánh, để ca ngợi và tuân phục Thánh Ý Chúa.
            * “Hỡi thầy thuốc hãy cứu lấy chính mình”: Chúa cũng áp dụng câu ngạn ngữ nầy với tất cả mỗi người chúng ta. Chúng ta đừng cậy dựa vào thế giá của mình như Đạo gốc, người Tông đồ, đang chăm chỉ lo cho việc chung … mà lên mặt kiêu căng và đòi hỏi kẻ khác phải khâm phục mình hoặc đòi hỏi Chúa phải trả công bội hậu cho ta. Nhưng hãy sống khiêm tốn trong phục vụ hiền lành, trong giao tiếp, để: “biết người biết ta”.
c/ Nhìn vào dân chúng:
            * “Mọi người đều làm chứng và thán phục Người”: Chúng ta cũng tin nhận Chúa là Đấng tốt lành, quyền năng hay thương xót. Nhưng vì vụ lợi mà chỉ muốn Chúa ban riêng cho mình, nên thường tức giận ghen tương, ganh ghét những ai có được sự may mắn hay của cải hơn mình. Hãy sống yêu thương bác ái đối với mọi người, trong tinh thần tương thân tương ái, để giúp nhau sống trọn lành thánh thiện.
            * “Họ xô Người xuống vực thẳm”: Khi đã không ưng thuận nhau, thì thường tìm đủ mọi cách thức, lời nói để hạ bệ nhau, làm hại nhau. Nhiều lúc chúng ta cũng đang sống thái độ như những người Do Thái xưa, cũng đang cố tìm cách xô ngã anh chị em mình xuống vực thẳm, bằng cách rủ rê họ đi vào con đường tệ nạn, vào ngõ cụt … cũng có thể những người đó lại là con cháu của mình.
- - - oo - - -