CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN. C
1/ (Mkm 8,2-4a.5-6.8-10) 2/ (1Cr 12,12-30) 3/ (Lc 1,1-4;4,14-21)
“TIN MỪNG CHO NGƯỜI NGHÈO”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
1.
Văn mạch: Cả ba Tin Mừng Nhất
Lãm đều nhất trí kể lại rằng, sau biến cố Chúa Giêsu chịu phép rủa, ăn chay và
chịu cám dỗ. Chúa Giêsu trở lại Galilê để khởi đầu công việc rao giảng (Mc
1,14; Mt 4,12; Lc 4,14). Sau các giai thoại có tính cách siêu nhiên, còn để lại
nhiều dấu ấn trong tâm thức sâu xa của Ngài, giờ bắt đầu Ngài chính t hức công
khai đi rao giảng Tin Mừng.
Theo hai Thánh sử
Matthêu và Luca, Chúa Giêsu khởi đầu bằng lời loan báo Tin Mừng Nước Thiên
Chúa đang ở gần, hãy ăn năn sám hối để xứng đáng dự phần váo đó. Luca thừa biết
sứ điệp đó, nhưng ở đây thay vì cô động trong một câu nói, Luca lại trình bày
câu nói đó trong một khung cảnh hoạt động “Cứu thế” đầu tiên của Chúa Giêsu:
Màn mở đầu rất long trọng => được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, Ngài đưa ra
các điểm chính yếu nồng cốt cho sứ mệnh cao quý và quan trọng của Đấng Messia.
Chúa Giêsu xuất hiện trước công chúng như một vị Tiên tri đầy Thần Khí, Ngài sẽ
loan báo Tin Mừng giải thoát, mà ưu tiên cho người nghèo, người đau khổ, người
bị áp bức, tù đày. Ngài sẽ mang đến cho họ sự giải thoát mà Thiên Chúa đã hứa
ban. Sứ mệnh trần thế của Chúa Giêsu đối với Israel là thời gian ân sũng mà họ
phải lợi dụng tận hưởng ngay từ bây giờ!
2. Phân đoạn: Bài Tin Mừng này gồm hai đoạn được ghép lại. Chúng ta
có thể chia làm 3 phần:
a. Lc 1,1-4: Lời tựa của bài Tin Mừng Luca
=> gởi cho ông Thê-ô-phi-tô, một người vị vọng mới theo Đạo, mà Luca đã dày
công soạn thảo để giúp ông và những người mới tin đón nhận Tin Mừng Đức Giêsu
Kitô.
b. Lc 4,14-15: Được quyền năng Chúa Thánh Thần,
Chúa Giêsu bắt đầu công khai rao giảng Tin Mừng trong các Hội Đường và được mọi
người ca tụng.
c. Lc 4,16-21: Chúa Giêsu trở về Nazareth nơi
Người sinh trưởng, giảng dạy trong Hội Đường => Ứng nghiệm lời Tiên tri Isaia.
Người loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho người nghèo khó để giải thoát họ khỏi
bị áp bức, giam cầm bởi thế gian và tội lỗi.
3. Chú
thích:
- Nhiều người đã ra công biên soạn … (Lc 1,1): Đây là mấy câu mở đầu
thay cho lời tựa của Tin Mừng Luca. Với những câu nầy, Thánh nhân muốn nói cho
các thính giả hiểu biết về tính cách lịch sử và minh giáo của quyển Tin Mừng mà
Ngài biên soạn. Tin Mừng Luca được biên soạn vào khoảng năm 70, vậy trước đó đã
có nhiều tác phẩm trong bộ Thánh Kinh Tân Ước ra đời như Tin Mừng của Thánh
Matthêu bằng tiếng Aram vào năm 50 (đã bị thất lạc), 1 và 2Tx; 1Cr và Gl (năm
50), Rm và Gc (năm 58); Cl, Eph, Plm (năm 61-63).
* Về tính cách lịch sử: Luca ghi lại những việc và những biến cố đã xảy
ra thực sự và có tính cách công khai, đồng thời Luca cũng căn cứ vào các sử liệu
đích thực mà nhiều người đã được chứng kiến và phục vụ Lời Chúa đã ghi chép hoặc
đã kể lại. (đặc biệt từ các Tông Đồ và Thánh Mẫu Maria).
* Về tính cách minh giáo: Viết Tin Mừng nầy, Luca có ý tặng cho ông
Thê-ô-phi-lê và các độc giả khác, để họ nhận chân các điều Ngài nói về Chúa
Giêsu là Đấng Messia, là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa, để cùng tin vào Người.
- Phục vụ Lời Chúa
(Lc1,2): “Lời Chúa” là danh từ chuyên môn để chỉ Tin Mừng, các bài giảng và lời
nói của Chúa Giêsu, của các Tông Đồ và các Ngôn Sứ hoặc các Lời Mặc Khải được
chứa đựng trong bộ Thánh Kinh (Cựu Ước: 46c và Tân Ước: 27c).
- Sau khi đã cẩn thận
tra cứu (Lc 1,3): Nói lên tính cách trung thực và tính khoa học của các nhà viết
sử và cũng nói lên sự chọn lựa đối với đối tượng độc giả, nghĩa là có xếp đặt,
có tính khoa học, có tính lịch sử và có chí hướng.
- Được quyền năng Thánh
Thần thúc đẩy (Lc 4,14): Đối với Thánh Luca, thì Thánh Thần là nguồn sức mạnh
và thúc đẩy Chúa Giêsu, không chỉ trong biến cố đầu thai và trong suốt thời thơ
ấu (Lc 1,15.35.41.67.80; 2,25-27) mà còn nhiều hơn khi Chúa Giêsu công khai hoạt
động rao giảng (Lc 4,1.14.18; 10,21; 11,13), nên các việc Chúa Giêsu làm đều do
sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần => vì chính Thánh Thần là sức mạnh và nguồn
ơn của mọi ơn Chúa.
- Họ trao cho Người cuốn
sách (Lc 4,17): Người Do Thái thường tụ họp nhau trong các Hội Đường vào ngày
Sabat để đọc và nghe sách Thánh.
- Người mở ra gặp ngay
đoạn chép rằng (Lc 4,17): Chúa Giêsu không cố ý tìm đoạn sách của Ngôn Sứ
Isaia, nhưng chắc chắn là do Thánh Thần đã chọn cho Chúa Giêsu => để mặc khải
về sứ mệnh cao cả mà Ngài sắp thực hiện trong việc Cứu Độ.
- Thần Khí Chúa ngự
trên Tôi (Lc 4,18): Đoạn sách mà Chúa Giêsu gặp và đọc là của Ngôn Sứ Isaia 61
(xuất hiện vào thế kỷ VIII trước công nguyên) mô tả thời cuối cùng kết thúc cuộc
lưu đày và mở đầu cho một thời kỳ huy hoàng, thời kỳ của Đấng Thiên Sai Cứu thế
xuất hiện => các kẻ khốn cùng đều được cứu thoát.
- Năm Hồng ân (Lc
4,19): Theo luật DoThái (Lc 25.10-13) thì cứ 50 năm có một năm toàn xá; ân xá
cho toàn thể dân cư trong xứ. Chúa Giêsu đến để đem lại kỷ nguyên Cứu Độ =>
Hồng ân Cứu Độ.
- “Hôm nay đã ứng nghiệm
lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21): Thánh Luca dùng nhiều lần từ “hôm
nay” (2,11; 3,22; 5,26; 13,32; 19,9; 23,43) như xác quyết về sự cứu độ, về việc
ứng nghiệm lời các Ngôn sứ đã loan báo, xảy ra trong lúc này, thời này, nơi con
người Chúa Giêsu, mà khi Chúa Giêsu xuất hiện: Ngài như là trung tâm thời gian,
để ở nơi Ngài, Thiên Chúa thực hiện được tình thương của Thiên Chúa và nhân loại
gặp được Thiên Chúa trong chính Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai Cứu Thế.
II. Suy tư và áp dụng Lời Chúa
vào cuộc sống chứng nhân:
A. Qua bài Tin Mừng, Giáo Hội muốn mời gọi
chúng ta tin tưởng vào sự xác thực của Tin Mừng, để nhờ đó chúng ta biết đón nhận
Ơn Cứu Độ của Chúa, bằng cách thực thi đúng như Lời Chúa Giêsu đã rao giảng, đã
được ghi chép lại trong Tin Mừng.
B. “Ai yêu mến Thầy, thì vâng giữ Lời Thầy”:
1. Nhìn vào Chúa Giêsu:
* Chúa Giêsu trở về Galilê trong quyền lực của Chúa Thánh Thần thúc đẩy,
để thực hiện công cuộc rao giảng và cứu độ. Khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa
Tội và Bí Tích Thêm Sức là chúng ta được lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Vì thế, chúng ta cũng được sống trong quyền lực của Người. Chính Người Thánh
hóa và soi sáng, hướng dẫn chúng ta trong mọi hoạt động Tông đồ. Chúng ta hãy cầu
xin Người nâng đỡ và phải biết thực hành theo sự hướng dẫn của Thánh Thần.
* Chúa Giêsu đến Nazareth, nơi Người sinh trưởng: Chúa Giêsu đến không từ
chối những mối tương quan nhân loại nối kết Ngài với quê hương mình. Chúa Giêsu
đến không phải để phá hủy nhưng là để hoàn thiện những gì tự nhiên, để đạt đến
ân sũng siêu nhiên.Để sống đời Kitô Hữu hoàn hảo trọn vẹn, thay vì làm cho
chúng ta tách rời khỏi những người đồng hương, cũng như những người đồng lý tưởng,
cùng niềm tin ở bên ta, mà lại làm cho chung ta xích lại gần họ hơn trong tinh
thần yêu thương hiệp nhất. Chúng ta hãy trân trọng và phát huy tình đồng hương,
tình đồng bào … để sống nâng đỡ nhau “Lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”,
… để giúp nhau sống hoàn thiện cuộc sống đạo.
* Theo thói quen của
Người: Cho dù là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu vẫn giữ những luật
lệ cách nghiêm túc. Ngài cũng tiếp tục lui tới Hội Đường. Có nghĩa là Ngài tự đặt
mình dưới Lề Luật (Gl 4,4). Là Môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta hãy bắt chước
Ngài để sống tuân phục và vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa, phải tuân hành giữ luật
của Thiên Chúa và Giáo Hội một cách nghiêm túc, đừng coi thường và lỗi luật. Vì
“Ai giữ Luật, thì Luật giữ gìn người ấy trong tình yêu Thiên Chúa”.
2. Nhìn những người lắng nghe Chúa Giêsu:
* Người giảng dạy trong
các Hội Đường và được mọi người ca tụng. Tại Hội Đường Nazareth, dân chúng ca tụng
Chúa Giêsu khi nghe Người giảng dạy. Hôm nay tại nhà thờ, mỗi khi chúng ta tham
dự Thánh Lễ, chúng ta có biết thành tâm ca tụng Chúa khi nghe đọc Sách Thánh và
nghe Linh Mục giảng dạy không ?
* Mọi người trong Hội
Đường đều chăm chú nhìn Người. Hôm nay, trong khi tham dự Thánh Lễ, mỗi lần
nghe đọc Lời Chúa, chúng ta có thái độ như thế nào ? Có nghiêm trang chăm chú lắng
nghe trong tư thế im lặng, để Lời Chúa tác động trong nội tâm ta, hay chỉ nghe
như “vịt nghe sấm”, như “nước chảy lá môn”. Khi Linh Mục giảng Lời Chúa, chúng
ta có cố gắng đón nghe để hiểu Lời Chúa và quyết tâm đem ra thực hành trong đời
sống không ? Hay thích ngồi ngoài nói chuyện, hút thuốc và chia lòng chia trí với
những câu chuyện vẩn vơ … Mà chưa biết tập trung để đón nhận Lời Chúa chân tình
!
- - - oo - - -