CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA. B
1/ (Is 40,1-75.9-11) 2/ (Tt 2,11-14.3.4-7) 3/ (Mc 1,7-11)
“KHI CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA VÀ
ĐANG CẦU NGUYỆN THÌ TRỜI MỞ RA”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Chúa nhật 1 thường niên
được ghi dấu bởi biến cố: “Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan Batixita”. Diễn tả
ý nghĩa về cuộc khởi đàu đời sống công khai rao giảng của Chúa Giêsu. Khi Ngài
đến nhận phép rửa tai sông Giođan của Gioan Batixita như những tội nhân khác,
diễn tả sự khiêm tốn của Thiên Chúa lamg Người, và nên gương sáng cho tất cả
chúng ta là những tội nhân. Sự khiêm tốn đó còn nói lên sự cần thiết cho mọi
công việc, nhất là công việc rao giảng Tin Mừng ơn cứu độ. Bắt đầu cuộc công
khai rao giảng, Chúa Giêsu muốn được thanh tẩy bằng phép rửa và bằng cuộc chay tịnh,
để xứng đáng cho sứ mạng quan trọng nầy. Trong sứ mạng rao giảng của mình, Chúa
Giêsu đã được các Tiên Tri loan báo và dọn đường, rồi đến lượt Chúa Cha giới
thiệu và hộ trợ cho Ngài trong suốt hành trình thi hành sứ mạng.
Bài Tin Mừng nầy nói
lên sự so sánh giữa giữa Chúa Giêsu và Gioan Baotixita, rồi biễn tả khung cảnh
trang trọng của ngày xuất quân đáng ghi nhớ.
1. Phân
đoạn: Bài Tin Mừng này gồm 2
đoạn:
a. Mc 1,7-8: Gioan Baotixita giới thiệu Chúa
Giêsu là Đấng sẽ Thanh tẩy chúng ta bằng Thánh Thần.
b. Mc 1,9-11: Chúa Giêsu chịu phép rửa thống hối
bởi Gioan Baotixita, được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần tham dự và chuẩn nhận qua
sự giới thiệu.
2.
Tìm hiểu ý nghĩa:
a. Chúa Giêsu chịu phép rửa: Việc Chúa Giêsu chịu
Gioan Baotixita làm phép rửa cho, qua biến cố nầy, đối với các Sử Gia và đối với
chúng ta có ý nghĩa gì ?
* Đối với các Phúc Âm Gia: Cả 4 Phúc Âm đều nói
đến sự kiện nầy (Mt 3,13-17; Mc 1,9-11; Lc 3,15-22; Ga 1,29-30). Nhưng sự kể
không giống nhau. Như vậy, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề sau:
** Khác nhau ở chỗ nào ?
- Mc: Không nói rõ mục đích Chúa Giêsu bỏ Galilê.
- Mt: Chúa Giêsu có mục đích rõ rệt => để được Gioan Baotixita thanh
tẩy.
- Lc: Nhấn mạnh Chúa Giêsu hòa mình với dân.
** Hai vấn đè được đặt
ra:
- Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa là một sự kiện khó hiểu => vì Chúa Giếu
vô tội.
- Vậy tại sao Ngài lại chịu thanh tẩy ?
b. Điểm khó khăn nằm ở
chỗ nào ? Gioan Baotixita lại làm phép rửa cho Chúa Giêsu sao ? Con Thiên Chúa
mà lại chịu phép rửa hoán cải sao ? (Mt 3,11; Mc 1,4).
* Vậy Chúa Giêsu không
có tội, mà Ngài chịu phép rửa để làm gương: Có giá trị luân lý.
* Chúa Giêsu nhận mình
có tội, vì Ngài muốn sống hòa nhất với nhân loại (tội lỗi) => điều nầy, nếu
chúng ta nhận ra và sống đúng, thì không dám khinh dể ai, mà coi tội của kẻ
khác cũng là tội của mình, để dễ thông cảm, tha thứ, cầu nguyện cho nhau và
giúp đỡ nhau sữa lỗi. (tình Bác ái yêu thương)
* Chúa Giêsu thật sự thống
hối, Ngài vô tội mà Ngài thống hối, vì Ngài coi tội của nhân loại là tội của
mình, như là cái thuộc về mình (Đấng gánh tội trần gian). Để Cứu chuộc nhân loại.
c. Có ý nghĩa thế nào ?
* Có ý nghĩa => Chúa
Giêsu đã hạ mình xuống để sống kiếp sống con người, và sống hòa nhất với nhân
loại.
* Thiên Chúa tạo dựng
nên con người trong sự hiệp nhất nên một (Kn 2). Khi Eva xuất hiện trước mặt
Adam đã kêu lên: “Này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi …”. Khi phạm tội,
sự liên kết mật thiết nên một đã bị tách rời: Adam tách rời Eva trong tình yêu,
mặc dù vẫn sống chung ngương nhờ nhau. Khát vọng của Chúa Giêsu: “Xin cho chúng
nên một …”. Vì mô hình nhân loại là mô hình của Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Vậy,
mục đích Chúa Giêsu sống hòa nhất với nhân loại, là để nối kết mối dây liên kết
bất khả phân nầy đã bị tách rời => Chỉ
tình yêu tột cùng, tình yêu, tình yêu dâng hiến cho người mình yêu mới có thể
hàn gắn được: “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình dâng hiến cho người
mình yêu”, nhận tội thay cho người yêu.
* Ý nghĩa nầy thức đẩy
mỗi người chúng ta phải có tâm tình sống liên kết với Thiên Chúa và với tha
nhân, qua gương sáng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra mình là tội nhân, để thật
lòng xin ơn tha thứ của Chúa, đồng thời cũng phải biết chấp nhận những sai phạm
của người anh em trong tinh thần tương thân tương ái, để thông cảm, tha thứ, cầu
nguyện và giúp nhau nên Thánh trong cuộc sống. Cũng chính là thao thức của Chúa
Giêsu: “Các con hãy nên Thánh Thiện như Cha các con là Đấng Thánh”.
* Vậy, chúng ta cần duyệt
xét lại lối sống của mỗi người chúng ta, gia đình ta, lối xóm ta, giáo xứ ta …
Để có cuộc sống như Chúa Giêsu và như ý Ngài muốn. (Trong cương vị là chứng
nhân Tông Đồ).
II. Các hiện tượng thần hiện:
A. Các trình thuật của các tác giả
Tin mừng về các cuộc Thần hiện khác nhau như thế nào ?
* Cái gì đưa đến hiện tượng Thần hiện ?
- Ở Mt và Mc: Việc Chúa Giêsu chịu thanh tẩy => Đưa đến việc Thần hiện
=> Xức Dầu => Trao sứ mệnh.
- Ở Lc: Chúa Giêsu cầu nguyện và thanh tẩy.
* Các Thánh ký nhìn sự kiện Chúa Giêsu chịu thanh tẩy là một biến cố rất
quan trọng: Ai chứng kiến ? => Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
TM
|
Trời
mở ra
|
Thánh
Thần ngự xuống
|
Tiếng
từ Trời phán
|
Mc
|
Chúa Giêsu thấy
|
Chúa Giêsu
|
Phán với Chúa Giêsu
|
Mt
|
Không rõ
|
Chúa Giêsu
|
Không phán với Chúa Giêsu
|
Lc
|
Không rõ
|
Không rõ
|
Với Chúa Giêsu
|
Ga
|
Không có
|
Gioan chứng kiến
|
Không có
|
=> Sự khác biệt ấy, cho chúng ta biết:
* Tính cách lịch sử của các hiện tượng.
* Ý nghĩa của các hiện tượng.
B. Trời mở ra: Sự kiện các tầng trời mở ra và tiếng Chúa Cha
phán, nói lên sự liên kết, quan tâm của Chúa Cha (trong kế đồ cứu chuộc) =>
giới thiệu Người Con yêu dấu đã ban tặng cho nhân loại và từ nơi Người Con nầy
là Đấng gánh tội cho nhân loại để cứu nhân loại khỏi chết muôn đời.
C. Thánh thần ngự xuống trên mình
Chúa Giêsu (chim bồ câu): Việc
Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu, được các thánh ký diễn tả khác nhau,
vì mỗi người muốn làm nổi bật chủ đích của mình về biến cố nầy. Thánh Sử Luca
nói rất ngắn về việc Chúa Giêsu lãnh phép rửa, không nói ai rửa cho Chúa Giêsu.
Nhưng điểm Ngài nhấn mạnh là việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu như
chim bồ câu, điều mà nhiều lần Ngài còn nhắc tới trong Tin Mừng và trong Công Vụ
Tông Đồ => để thấy rằng, công việc Tông Đồ của chính Chúa Giêsu cũng là công
việc của Chúa Thánh Thần, mà ngày khởi sự bên bờ sông Giođan hôm nay, cũng sẻ
là ngày khai mở Giáo Hội khi mà Chúa Thánh Thần ngự xuống các Tông Đồ trong
ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2,1-13); như thế, ngày khởi đầu của Chúa Giêsu cũng là
ngày khởi đầu của Chúa Thánh Thần. Chúng ta có thể phân biệt thời gian của Chúa
Giêsu và thời gian của Chúa Thánh Thần, nhưng tất cả chỉ là một.
“Dưới hình chim bồ câu”: Trong truyền thống người Do Thái, chim bồ câu
không có ý tượng trưng Chúa Thánh Thần, nhưng chỉ dân tộc Israel (Hs 7,14):
* Theo A.Feuillet thì bồ câu tượng trưng và báo trước hiệu quả của việc
Chúa Thánh Thần ngự xuống, đó là thiết lập một Israel mới. Vì thế, chim bồ câu
tượng trưng không phải nhằm trực tiếp Chúa Thánh Thần, nhưng là tượng trưng Dân
Chúa được lãnh nhận ơn phúc do việc Chúa Giêsu hiện diện. Cũng có thể so sánh
ngày lễ Ngũ Tuần: Lưởi Lửa không tượng trưng trực tiếp Chúa Thánh Thần, nhưng
tượng trưng những ngôn ngữ mà các Tông Đồ do ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, sẽ
rao giảng Tin mừng cho thế giới ngày nay. Chúng ta có thể hiểu: “Chim bồ câu”
xuất hiện khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, có nghĩa là dân Chúa phải khởi sự từ
con người Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai cứu thế là Vua và là Tôi tớ đau khổ của
Giavê.
III. Ý chính bài Tin Mừng: Sự kiện Chúa Giêsu nhận phép rửa thống hối bởi
Ông Gioan Tiền hô, không phải vì Ngài có tội nên cần sám hối, nhưng chính là
nêu gương khiêm hạ và còn mặc khải cho ta về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng
như để thánh hóa nước trở thành chất thể trong nhiệm tích Rửa Tội mà chính Ngài
thiết lập.
- - - oo - - -