CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT. B

CHÚA NHẬT LỄ  THÁNH GIA THẤT. B
1/ (Hc 3,3-7.14-17a)    2/ (Cl 3,12-21)  3/ (Lc 2,22-40)

“GIA ĐÌNH: NỀN TẢNG CỦA XÃ HỘI VÀ GIÁO HỘI”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
            Khi nói về gia đình, hình ảnh thông thường gợi lên trong mỗi chúng ta là một tổ ấm gồm “Cha-Mẹ và Con Cái”. Từ cổ chí kim nền tảng nầy vẫn luôn tồn tại và phát triển không ngừng để tạo dựng hạnh phúc, một hạnh phúc đích thực làm nên nền tảng cho con người, không thể chối cãi. Vì thế, mới có khẳng định chắc chắn và đúng đắn rằng: “Gia đình là nền tảng cho Xã Hội và Giáo Hội”. Khi ngắm nhìn gia đình của Thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu đã làm nên một gia đình hạnh phúc, là gương mẫu cho tất cả các gia đình khác noi theo. Chính vì thế mà Giáo Hội, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

1. Tương quan giữa Chúa Giêsu và Đền Thờ Giêrusalem theo Tin Mừng thời thơ ấu Chúa Giêsu của Luca:
            1.1/ Mở đầu Tin mừng của Thánh Luca là một trình thuật có liên hệ đến Đền Thờ Giêrusalem (qua biến cố truyền tin cho ông Dacaria) và kết thúc cũng thế (Lc 24,52-53). Qua đó Thánh Luca muốn cho thấy Con người của Chúa Giêsu ở trong sự tiếp nối của Đền Thờ.
            Vì thế, trong trình thuật này (Lc 2,22-40), cơ hội ở đây là tục lệ của người Do Thái đến đèn thờ đẻ được thanh tẩy, sau khi sinh 40 ngày. Trong bản văn Luca lại lưu ý đặc biệt đến sự hiện diện của Mẹ maria và Thánh Giuse, trong chức vụ là cha mẹ, đem con là Giêsu lên đền thờ theo luật dạy để thanh tẩy và hiến dâng cho Thiên Chúa.
            Bổn phận của bậc làm cha mẹ là phải hiến thánh con mình cho Tiên Chúa (Xh 13,1), nó diễn tả uy quyền của Thiên Chúa trên mọi sự sống đầu tiên. Tục lệ buộc cha mẹ chuộc lại con mình (Xh 13,13), Luca không đề cập đến sự việc nầy. Ngược lại, Ngài nhấn mạnh đến việc dâng con trẻ, một sự việc không thấy nói trong luật mà Ngài lại cho là hợp luật.
            Từ đó ta thấy điểm chính yếu của Luca là sự kiện dâng hiến Chúa Giêsu vào Đền Thánh (Lc 2,22). Vậy ý nghĩa của sự kiện nầy là gì ?
            2.1/ Ý nghĩa của việc “dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh”:
            Thoạt tiên là một biến lịch sử do sáng kiến của Đức Mari và Thánh Giuse, không căn cứ theo lề luật mà do cá tính riêng của Chúa Giêsu, Ngài là Đấng Thánh, là Đấng tuyệt đối Thánh. Việc dâng Ngài vào Đền Thánh là một cách nói lên thừa nhận việc hiến Thánh ấy. ngài không cần phải hiến Thánh vì Ngài là sự Thánh như Đền Thờ, vì Thần Khí Thiên Chúa đã bao phủ Ngài lúc được thụ thai. Từ cá nhân lịch sử ấy, Luca đã sáng tạo truyền thuyết này, nhằm mặc khải cho nó một ý nghĩa, hầu làm nổi bật đặc tính Thượng Tế của Chúa Giêsu, phù hợp với ý tưởng Thần học của Ngài. Ngài sử dụng từ ngữ “DÂNG HIẾN” trong Cựu Ước, chỉ việc các Thầy cả và Levi đứng trước Bàn thờ, có ý nói: “Chúa Giêsu là vị Thượng Tế của Tân Ước. Từ đó còn chỉ sự hiến dâng một lễ vật có ý nghĩa HY TẾ (Rm 12,1). Do đó, Chúa Giêsu vừa là Thầy Cả vừa là Lễ Vật.
            Ý của Luca không phải làm trọn như luật dạy, mà là ý tưởng về sự hiến thánh của Chúa Giêsu. Tóm lại, từ sự kiện Đức Maria đi thanh tẩy đến sự kiện Chúa Giêsu hiến thánh cho Thiên Chúa, Thánh Giuse và Đức Maria chuộc Con, Thánh sử Luca cho thấy:
* Đức Giêsu là Đấng Messia Thượng tế được hiến thánh cho Thiên Chúa. Ngài chính là của lễ HY SINH.
* Thời gian biểu tượng của Gabriel ở đền thánh đến sự kiện dâng Chúa Giêsu trong đền thánh cho thấy ý nghĩa sâu xa của biến cố thứ hai.
Ghi chú: Từ khi truyền tin cho ông Dacaria đến truyền tin cho Đức Maria, thời gian là 6 tháng (180 ngày). Từ truyền tin cho Đức Maria đến Giáng Sinh, thời gian là 9 tháng (270 ngày). Từ Giáng Sinh đến dâng hiến Chúa Giêsu trong đền thánh, thời gian là 40 ngày. Tổng cộng là 490 ngày = 70 tuần. Mà theo Daniel 9,21-24 sau 70 tuần năm, Israel phải được thanh tẩy và Giêrusalem sẽ được hiến thánh.
            Vậy, việc Chúa Giêsu vào đền thánh khai mạc vinh quang của Giavê vào đền thánh.
II. Ý chính bài Tin Mừng:
            Đức Maria và Thánh Giuse đem Chúa Giêsu hiến dâng trong đền thánh Giêrusalem theo luật Môisen đã định. Qua sự kiện nầy, Thánh sử Luca cho thấy gương mẫu của Cha Mẹ Ngài, dù không bị ràng buộc, nhưng vẫn thi hành các điều luật dạy.

            Qua lời Tiên tri của ông Simêon, chúng ta hiểu được sứ mạng của Chúa Giêsu: Cuộc dâng hiến này loan báo cuộc hiến dâng hy tế của Chúa Giêsu trên Thập Giá và cuối cùng Chúa Giêsu đã nêu gương mẫu vâng phục trong đời sống Gia Đình ở cương vị làm người Con.