CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG.B
1/ (2Sm 7,1-5.14a-16) 2/ (2Rm 16,25-27) 3/ (Lc 1,26-38)
“DỌN TÂM HỒN ĐÓN CHÚA”
I. Tìm hiểu bài Tin Mừng:
Chúa Nhật cuối của Mùa vọng, Giáo Hội cho chúng
ta chiêm ngắm một mẫu gương nổi bật, không chỉ dọn lòng đón Chúa, mà còn hơn thế,
dọn lòng đón Ơn Cứu Độ cho toàn thể nhân loại và rồi dâng hiến cả cuộc đời mình
cho công trình Cứu Độ: Đó là Đức Maria. Đồng thời Giáo Hội cũng cho chúng ta
chiêm ngắm Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa, qua cuộc Giáng Sinh của
Ngài lần thứ nhất đã thực sự bắt đầu khi đức Maria khiêm tốn nói lên lời chấp
thuận “xin vâng” trong biến cố Sứ Thần Gabriel Truyền Tin (Lc 1,26-38). Như thế
tất cả lời hứa từ khi con người phạm tội (St 3,15) nay đã được thực hiện, mà Mẹ
Maria là con người trần thế diễm phúc được chọn lựa để cộng tác vào chương
trình vĩ đại nầy của Thiên Chúa. Chúng ta cùng nhau hướng lên Mẹ, để tỏ lòng cảm
phục, tôn kính và cùng noi gương Mẹ biết chuẩn bị tâm hồn một cách chu đáo để
đón mừng Mầu Nhiệm Giáng Sinh và đón chờ ngày trở lại lần thứ hai cảu Đấng Cứu
Thế.
1. Phân đoạn: Có thể chia bài Tin Mừng làm 3 phần
a/ (Câu 26-27): Giải thích khung cảnh và nhân vật.
b/ (Câu 28-37): * Đối thoại (câu 28-33): Lời tiên báo về Hài Nhi.
(câu 34-37): Lời tiên báo
về Elizabet.
c/ (câu 38): Kết thúc hoạt cảnh. Chào từ biệt.
2. Chú thích:
* Đoạn Tin mừng (Lc1,26-38) nằm trong chương 1 của Tin Mừng Luca. Trình
thuật về thời thơ ấu cảu Gioan Baotixita là kẻ dọn đường và của Chúa Giêsu là Đấng
Thiên Sai Cứu Thế.
Sau lời tựa (Lc1,1-4), cuộc Truyền Tin thứ nhất
của Sứ Thần Gabriel cho ông Giacaria (Lc1,5-25) về việc sinh con trai là Gioan
Baotixita, trong lúc tuổi già son sẻ của bà vợ là Alizabet. Tiếp đến là cuộc
Truyền Tin thứ hai cho Đức Maria (Lc 1,26-38) một sự kiện quan trọng liên quan
đến toàn thể nhân loại.
Hai đoạn đầu của Tin Mừng Matthêu và Tin Mừng
Luca được gọi là “Tin Mừng thơ ấu”, được viết theo thể văn Midrash, là thể văn “thích
nghi” các hình ảnh, câu chuyện có trước (cụ thể ở đay là Cựu Ước) để áp dụng
vào các hoàn cảnh, các nhân vật sau nầy (thời Tân Ước, ở đây là Chúa Giêsu). Do
đó, xét về cốt chuyện Tin Mừng hay nội dung ý tưởng thì đúng thật, nhưng lối diễn
tả theo văn chương thì gom gói nhiều chi tiết, gợi lại hình ảnh xa xưa đẻ nhằm
minh chứng rằng đã có sự tiên báo và tính “lời sấm” trong các câu chuyện. Như
trong bài Tin Mừng, khi Thánh Luca nói “sáu tháng” (Lc 1,26.36), trong bản đọc
của Phụng Vụ: “Khi ấy, Bà Elizabet có thai được sáu tháng …”, thì người ta tìm
được ý nghĩa của câu nầy nằm ở sách Daniel (8,16;9,21.24-26) nói về 70 tuần trước
ngày thành lập Nước Trời vào giai đoạn cuối cùng. Thật vây, Thiên Sứ hiện ra với
ông Zacaria trong Đền thờ (Lc 1,11), được 6 tháng (180 ngày), thì hiện ra với Mẹ
Maria (Lc 1,26) và chín tháng sau (270 ngày) Chúa Cứu Thế sinh ra.Rồi 40 ngày
sau được dâng trong Đền thờ. Cộng lại: 180 + 270 + 40 = 490 ngày = 70 tuần. Như
thế giúp chúng ta hiểu được rằng tất cả những biến cố đã xảy ra đều ứng nghiệm
và hoàn tất lời các Ngôn sứ đã loan báo.
* Sứ Thần Gabriel (Lc1,26): Là tên của một trong ba Tổng Lãnh Thiên Thần,
có nghĩa là “Sức mạnh của Thiên Chúa”. Ở đay muốn minh chứng nguồn gốc siêu
nhiên của tin đem tới là phát xuất từ Thiên Chúa.
* Thên Chúa ở cùng
Trinh nữ (Lc1,28): Gợi lại câu: “Giave ở với ông (Xh 3,12).
* “Nầy Trinh nữ sẽ thụ
thai … và đặt tên là Giêsu” (Lc 1,31): Sứ Thần nhắc lại lời tiên báo của Tiên
tri Isaia (Is 7,14), Giêsu là ten đặt thông thường cho các trẻ nam Do Thái.
Giêsu có nghĩa là “Thiên Chúa Cứu Độ” khiến ta liên tưởng đến Thẩm phán Giosuê
(Giêsu) (Hc 46,1-2) và Thượng tế Yosuê sau lưu đày (Za 3,1-10; Ac 1,9), là các
vị anh hùng trong lịch sử cứu độ.
* Cai trị trong nhà
Giacop … (Lc 1,33): Người ta nhớ tới lời Tiên tri Nathan nói với vua David (2Sb
7,11), ở đay còn đi xa hơn, Chúa Giêsu sẽ cai trị cả nhà Giacop, sẽ thống nhất
đát nước Do Thái trước khi hợp nhất Do Thái với muôn dân, vì Triều đại của Ngài
sẽ vô tận vè mặt không gian lẫn thời gian.
* Nầy Tôi đay là nữ tỳ
của Thiên Chúa, Tôi xin vâng … (Lc 1,38): Theo kinh thánh, được làm tôi tớ
Thiên Chúa là một vinh hạnh (Xh 14,31; Ó 12,7; 1V 8,56; 2Sm 7,8; Tv 78,70; Am
3,7; Í 49,3.6; …), mà tôi tớ thì luôn vâng phục và thi hành ý của chủ ngay cả
trường hợp chưa hiểu hết. Và đó chính là nét chấm phá nổi bật của Đức Maria,
nhân lời Truyền Tin của Sứ Thần Gabriel, với niềm tin yêu phó thác vào lòng
thương và quyền năng của Thiên Chúa. Đây cũng là lời kết của câu chuyện và cũng
là cao điểm của việc sửa soạn để đòn nhận Con Thiên Chúa đến trần gian.
3. Câu
chào của Thiên Sứ có ý nghĩa gì ?
“Mùng vui lên hỡi Đấng dayd ân sũng, Đức Chúa ở
cùng Bà” (Lc 1,28). Đây là kiểu chào hỏi theo thói quen Hy Lạp (Ml 26,49; 28,9;
Cv 15,23; 23,26). Kiểu chào nầy được dùng để diễn tả niềm vui Cánh chung (trọn
bản 70; Sop 3,14; Ger 2,21; Der 9,9). Đức Maria được Sứ Thần mời gọi hãy vui
lên vì Chúa đang ở với Bà, đó là sự viếng thăm vào thời cánh chung, và nó cũng
cho thấy việc Đức Maria là đối tượng đặc biệt của lòng thương Thiên Chúa đối với
loài người. (Am Sebullah).
4. Tại
sao Đức Maria lại tỏ ra bối rối khi nghe lời chào của Thiên Sứ ?
Người ta thường giải thích sự bối rối của Đức
Maria bằng nhiều cách:
* Đức Maria là Đấng khiêm nhường nên bối rối
trước lời tán dương chúc khen của Thiên Thần.
* Đức Maria bối rối vì một người lạ đang ở trước
mặt.
* Đức Maria hoảng hốt vì Thiên Sứ hiện đến bất
ngờ …
Các cách giải thích đó là để làm nổi bật ý
nghĩa của bài Tin Mừng. Thật ra, Đức Maria bối rối vì ý nghĩa của lời chào, mà
ý nghĩa đó đã được Thiên Sứ giải thích ở phần sau. Điều lạ lùng đối với Đức
Maria xuyên qua lời chào của Sứ Thần Thiên Chúa là:
- Tương lai cánh chung xa vời bỗng chốc thực hiện
ngay trong lúc này.
- Cách thực hiện vượt ra ngoài sự hoạch của mọi
người: Thụ thai mà vẫn Đồng trinh.
5. “Vì
tôi chưa biết đến vợ chồng”
(Lc 1,34). Tại sao ? Giải thích thế nào
?
Có bản văn dịch: “Không biết đến ngươi nam”. Nhắm
đến một điều quan trọng trong cuộc đời của Đức Maria: “Đồng Trinh”. Thực ra
không có lời hứa giữ đồng trinh vì trong bản văn không nói tới, nhưng bản văn
có nhắc tới việc “đã đính hôn” với Giuse (Lc 1,27). Có sự đánh giá giá trị của
hôn nhân thời đó và lúc bấy giờ chưa có lệ hứa giữ mình đồng trinh. Đúng
hơn,trong bản văn mà ta đang nói tới ở câu 34 giữ một vai trò liên kết hai phần
của cuộc đàm thoại. Đối với Luca, thì Đức Maria có hứa giữ mình đồng trinh hay
không, điều đó không quan trọng. Điều cần thiết là: khi Thiên Chúa kêu gọi
Maria trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế, thì ngay lúc đó Maria đồng trinh và từ giây phút
đó Maria sẽ mãi mãi là Mẹ đồng trinh. Như thế phải hiểu rằng: không phải vì Đức
Maria đồng trinh mà được diễm phúc làm Mẹ Thiên Chúa. Trái lại, vì Thiên Chúa
đã chọn Người làm Mẹ Con Thiên Chúa (ơn nhưng không) nên Đức Maria được đồng
trinh do nhiệm vụ và ân ban. Như vậy rõ ràng Luca không nhằm nói đến đức đồng
trinh của Đức Maria, mà cốt ý nói đến việc thụ thai đồng trinh, để cho chúng ta
hiểu rằng: Việc thụ thai Đức Giêsu không do khí huyết và cũng do ý muốn của người
nam, mà do chính Thiên Chúa.
6. “Con
Đấng Tối cao” (Lc 1,32) và “Con Thiên Chúa” (Lc 1,35) có cùng một ý nghĩa không ?
Trong Cựu Ước, hai tước hiệu “Con Thiên Chúa” hay
“Con Đấng Tối cao” dùng để chỉ cho bất cứ ai là bạn thiết nghĩa với Thiên Chúa
như Thiên Thần, dân được tuyển chọn, người Do Thái đạo đức và Đấng Messia. Ở
đây, “Con Đấng Tối cao” rõ ràng chỉ Đấng Messia và “Con Thiên Chúa” do việc thụ
thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần, nen mang một ý nghĩa mới hơn. Chúa Giêsu sẽ
là “Con Thiên Chúa” theo nghĩa đặc biệt và độc đáo chưa từng có. Và từ đó, Ngài
là Trưởng tử để đàn em đông đảo là tất cả chúng ta, cũng trở nên “Con Thiên
Chúa” và Giáo hội với một ý nghĩa hoàn hảo, khi chúng ta nhận lãnh Bí Tích Rửa
Tội, mà chính Ngài đã thiết lập.
II. Ý
chính bài Tin Mừng:
Tin Mừng Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể
được Sứ Thần Gabriel loan báo cho Đức Maria, một phụ nữ được tuyển chọ, người
Nazareth. Đức Maria, đại diện cho toàn thể nhân loại đón nhận tin vui này bằng
sự khiêm tốn Xin Vâng. Từ giây phút đó, bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Ngôi Lời Thiên Chúa đã thành người và ở giữa chúng ta (Gn 1,14).
- - - - - - - - - - oOo - - - - - - - - - -